Số 1 tháng 4/2022 - Chuyển đổi số
Giới thiệu về Chương trình Chuyển Đổi Số của Thành phố Hồ Chí Minh:
Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo.
Chương trình Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh.
Kế hoạch triển khai 2022.
Cổng thông tin Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh.
Điểm tin:
Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (HEF 2022).
Ngày 10/10 chính thức là ngày Chuyển đổi số quốc gia Việt Nam.
Hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp, chuyên gia CNTT–TT.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ I với chủ đề ‘Sách và chuyển đổi số”.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hội nghị Tự động hóa ngành Điện trong xu thế chuyển đổi số.
Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh xác định được chỉ số đóng góp của KTS trong GRDP Thành phố.
Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu Cổng thông tin Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh.
TThành phố Hồ Chí Minh ký kết hợp tác với Viettel trong hoạt động Chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh.
Thành phố Thủ Đức công bố Cổng thông tin điện tử thành phố Thủ Đức và ứng dụng trực tuyến “Thành phố Thủ Đức”.
Huyệnh Bình Chánh chính thức ra mắt Trung tâm điều hành đô thị thông minh (giai đoạn 1).
Văn bản mới:
Tổng hợp các văn bản liên quan Chương trình Chuyển đổi số.
Tiêu điểm trong tháng:
Diễn đàn kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2022: Kinh tế số - động lực tăng trưởng và phát triển Thành phố trong tương lai.
Hoạt động nổi bật của lãnh đạo thành phố về Chuyển Đổi Số:
Hoạt động nổi bật của lãnh đạo Thành phố về Chuyển đổi số.
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Thành phố Hồ Chí Minh
1. Giới thiệu Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo về chuyển đổi số của thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tại Quyết định số 994/ QĐ-UBND ngày 31/3/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ đạo đề án xây dựng đô thị thông minh và xây dựng chính quyền điện tử.
Ban chỉ đạo chuyển đổi số thành phố Hồ Chí Minh có 23 thành viên, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi làm Trưởng ban; ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng ban Thường trực; Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo.
Ngoài ra, Phó Trưởng ban và thành viên là lãnh đạo một số sở ngành, doanh nghiệp, bao gồm: Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Nội vụ, Bộ Tư lệnh, Sở Khoa học và công nghệ, Viện Nghiên cứu phát triển, Sở Tài chính. Tổ giúp việc của ban chỉ đạo có 23 thành viên, do Sở Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm triển khai đề án đô thị thông minh và chương trình chuyển đổi số của thành phố; Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy triển khai đề án và chương trình nêu trên.
2. Giới thiệu Chương trình Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh
Chương trình Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh được ban hành tại Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 03/7/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình Chuyển đổi số của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 nội dung trọng tâm là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, tập trung vào lĩnh vực cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công, mang lại các tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai các ứng dụng nhằm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền - người dân và ngược lại; tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực; xây dựng nền kinh tế số.
Với mục tiêu tổng quát: “Là đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới. Phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, phong trào đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động, là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn. Khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh cao ở khu vực. Thực hiện tăng trưởng xanh”, Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra các mục tiêu cơ bản cho các giai đoạn như sau:
- Mục tiêu cơ bản đến 2025:
• 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiêu người dân, doanh nghiệp được tích họp lên cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên cống Dịch vụ công quốc gia, cổng Dịch vụ công và Hệ thông thông tin một cửa điện tử thành phô Hô Chí Minh được xác thực điện tử.
• 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử thành phố được xác thực định danh điện tử thông suốt và họp nhất từ hệ thống Trung ương.
• Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
• 60% các hệ thống thông tin của các sở, ngành, quận, huyện có liên quan đên người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Nen tảng tích họp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố không phải cung cấp lại.
• 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hô sơ công việc tại câp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gôm hô sơ xử lý công việc có nội dung mật).
• 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo thành phô và kêt nôi hệ thông báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
• Triến khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đên Uy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; đến cuối năm 2025, phấn đấu 100% cấp tỉnh, 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thông tại các cuộc họp của ủy ban nhân dân.
• Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở được kết nối với các CSDL quôc gia (gôm CSDL quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm) để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội;
• Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm 5 địa phương đúng đầu về chính phủ điện tử;
• Kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;
• Thành phố thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về CNTT (IDI), nhóm 3 vê chỉ sô cạnh tranh (GCI), nhóm 2 về đổi mới sáng tạo (GII), nhóm 3 về an toàn, an ninh mạng (GCI);
• Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình, 100% xã; - Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
• Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%.
- Mục tiêu cơ bản đến 2030:
• 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động, 100% hồ sơ công việc ở câp thành phố, 100% hồ sơ công việc ở cấp quận, huyện và 95% hồ sơ công việc ở câp phường, xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
• Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, dữ liệu được chia sẻ rộng khắp trong toàn xã hội (trừ nhũng dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước), giảm 40% thủ tục hành chính;
• Tăng 40% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân và doanh nghiệp;
• Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm 2 địa phương dần đầu về chính quyền số, kinh tế số chiếm 40% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tôi thiểu 9%;
• Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về CNTT (IDI), nhóm 2 về chỉ số cạnh tranh (GCI), nhóm 2 về đổi mới sáng tạo (GII), nhóm 3 về an toàn, an ninh mạng (GCI);
• Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang toàn thành phố, phô cập dịch vụ mạng di động 5G;
• Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 85%.
Với các mục tiêu cơ bản do Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra cho các giai đoạn bên cạnh đó Ủy ban nhân dân thành phố đưa ra Kế hoạch triển khai năm 2022
Trong năm 2022, ngành thông tin và truyền thông được kỳ vọng tiếp tục phát triển nhanh, mạnh để thúc đẩy chuyển đổi số trong kiểm soát dịch COVID-19, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng chính quyền đô thị, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn của người dân và doanh nghiệp cũng như khơi thông và phát huy nguồn lực xã hội để phát triển Thành phố. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch số 593/KH-UBND ngày 28/02/2022 về triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” năm 2022.
- Kế hoạch đã đề ra hệ thống các chỉ tiêu bao gồm:
• 85% người dân có điện thoại thông minh;
• 70% hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng;
• Tăng 10% tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến trên tổng số hồ sơ được giải quyết (tính theo thủ tục hành chính được đưa vào trực tuyến) so với năm 2021;
• 100% thủ tục hành chính trong Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn TP đã được UBND TP phê duyệt phải được áp dụng;
• 100% sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức, quận, huyện, UBND xã, phường, thị trấn thực hiện ứng dụng thanh toán điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính;
• Kinh tế số góp 15% GRDP TP.
• Nội dung triển khai bao gồm các nhóm công việc như: Nâng cao nhận thức và năng lực về chuyển đổi số; Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số; Phát triển nền tảng số, hạ tầng số; Xây dựng chính quyền số và Thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Nhằm Thực hiện Kế hoạch về triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” năm 2022", Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh đã ra mắt "Cổng thông tin Chuyển đổi số thành phố Hồ Chí Minh". Đây là kênh chính thức tổng hợp thông tin liên quan đến kế hoạch, chương trình chuyển đổi số, các hoạt động và kết quả chuyển đổi số của Thành phố; cẩm nang chuyển đổi số; thư viện đa phương tiện liên quan về chuyển đổi số.
Thông qua Cổng này, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh có thể nắm bắt, tiếp nhận những ý kiến, góp ý, hiến kế của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; cán bộ công chức kịp thời hệ thống hóa và nắm bắt các văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án Chuyển đổi số của Thành phố.
Ngoài ra, các chuyên gia, người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể truy cập tìm hiểu thông tin về chuyển đổi số, tìm kiếm các ứng dụng, các hệ thống dịch vụ công đã và đang được cung cấp trên nền tảng số phục vụ nhu cầu công việc và cuộc sống...
Hơn nữa, người dân, doanh nghiệp, các tổ chức có thể gửi ý kiến trên Cổng thông tin Chuyển đổi số. Các ý kiến góp ý, hiến kế sẽ được Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên theo dõi, tổng hợp và ghi nhận để thực hiện.
.
Phần I. ĐIỂM TIN chuyển đổi số.
Tin 1 về:
Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022 với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai” (HEF 2022).
Sáng 15/4, HEF 2022 với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai” đã chính thức được khai mạc. Tham dự Diễn dàn có các đồng chí là lãnh đạo Đảng, Chính phủ: đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Diễn đàn còn thu hút khoảng 1.000 đại biểu là lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; đại diện các cơ quan ngoại giao; các định chế tài chính quốc tế (World Bank, IMF, IFC, ADB); các tổ chức quốc tế như WEF, OECD; các chuyên gia kinh tế và kinh tế số; đại diện các quốc gia thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số; các doanh nghiệp.
Đây là sự kiện quốc tế thường niên do Ủy ban nhân dân TP. HCM tổ chức nhằm mục tiêu tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các diễn giả, chuyên gia trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung; các Đề án, mục tiêu, chương trình trọng điểm của Thành phố nói riêng.
Tin 2: Vào Ngày 10/10 chính thức là ngày Chuyển đổi số quốc gia Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 về Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Theo đó ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia và được tổ chức hằng năm nhằm: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Quyết định giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể.
Tin 3: Hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp, chuyên gia cộng đồng CNTT–TT.
Chiều 15/4, Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức Hội nghị gặp mặt giữa Lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp, chuyên gia cộng đồng CNTT–TT. Hội nghị do Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng chí Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì, cùng sự tham gia của dại diện của các Sở ngành TP, khối doanh nghiệp, chuyên gia, các đơn vị doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, Công nghệ thông tin.
Tại đây, nhiều kiến nghị, đề xuất hướng đến việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số của TP.HCM. Trong đó, xác định 5 nhiệm vụ phải làm ngay: Thành lập cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số; Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực; Chiến lược đảm bảo an toàn thông tin; Chiến lược dữ liệu; Xây dựng digital hub cho TPHCM. Nhiều ý kiến tại Hội nghị đề xuất Thành phố cần có chính sách hỗ trợ cho các công ty chuyên về dữ liệu và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này; Dữ liệu mở cần công khai cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Cũng trong dịp này, Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác triển khai Chương trình Chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tổ chức chương trình đào tạo, truyền thông về chuyển đổi số cho lãnh đạo, cán bộ nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; kết nối các nhà cung ứng dịch vụ chuyển đổi số với các doanh nghiệp có nhu cầu.
Tin 4: Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ I với chủ đề ‘Sách và chuyển đổi số” diễn ra từ ngày 19 đến 24/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tối 19/4, Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần I - năm 2022 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND TPHCM phối hợp tổ chức đã chính thức khai mạc tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), TPHCM..
Đây là lần đầu tiên Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ I cấp Quốc gia được tổ chức tại TP. HCM với hơn 20 nhà xuất bản, phát hành và hơn 500 ngàn tựa sách. Đặc biệt, không gian văn hóa Thành phố sách được tổ chức trên toàn tuyến đường Nguyễn Huệ, Quận 1, chủ đề Sách và Chuyển đổi số với nhiều hoạt động như tương tác, trải nghiệm các mô hình sách nói, sách điện tử, những mô hình, giải pháp, không gian trải nghiệm về sách (sách nói, sách điện tử, sách 3D thực tế ảo…) gắn với công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, một số mô hình, giải pháp hay về ứng dụng chuyển đổi số gắn với ngành xuất bản được giới thiệu như: hệ thống thư viện số (thư viện sách nói), công cụ hỗ trợ rà soát, biên tập dành cho ngành xuất bản bằng giọng nói… Đây là một trong những nội dung trọng tâm góp phần xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.
Tin 5: vào Sáng 12/4 tại TP.HCM, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức hội nghị Tự động hóa ngành Điện trong xu thế chuyển đổi số.
EVN đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có 10 sản phẩm “Make by EVN” và 3 “Make in Việt Nam”. EVN công bố chứng nhận sản phẩm "Make by EVN" cho 6 sản phẩm gồm: Công tơ điện tử CPC EMEC, Chương trình quản lý mất điện trên sơ đồ đơn tuyến OMS, Trạm sạc nhanh ô tô điện, Phần mềm thu thập dữ liệu công tơ đo đếm, Thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố trên lưới điện trung áp (SRFI) và Hệ thống cảnh báo sự cố lưới điện (FDS) và Số hóa công tác điều độ lưới điện Điện lực miền Trung, Điện lực TP.HCM và Điện lực TP.Hà Nội. Ngoài ra, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã làm chủ hoàn toàn công nghệ tự động hoá lưới điện, xây dựng đề án phát triển lưới điện thông minh giai đoạn 2021 – 2025 và phấn đấu Top 50 công ty điện lực có lưới điện thông minh tốt nhất thế giới.
Tin: Lần đầu tiên thành phố Hồ Chí Minh xác định được chỉ số đóng góp của KTS trong GRDP Thành phố.
Sáng 25/3, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) phối hợp tổ chức tọa đàm "Kinh tế số (KTS) - Triển vọng và định hướng phát triển trên địa bàn thành phố". Tọa đàm nhằm tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN)… để hoàn thiện báo cáo đánh giá đóng góp của KTS trong GRDP thành phố cũng như chính sách hỗ trợ DN trong ngành.
"Lần đầu tiên thành phố xác định được chỉ số đóng góp của KTS vào GRDP của thành phố ở góc độ nghiên cứu khoa học. Đó là cơ sở quan trọng để TP HCM bắt đầu định hình những chính sách phát triển KTS" - Giám đốc Sở TT-TT Lâm Đình Thắng nhấn mạnh.
Tại buổi Tọa đàm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM Phạm Bình An cũng cho biết, theo tính toán, ước lượng tỉ trọng nền KTS trong quy mô GRDP của TP HCM năm 2021 vào khoảng 13,71%-15,72%. Để đạt các mục tiêu trước mắt là KTS đóng góp 15% GRDP thành phố năm 2022, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất phát triển TP HCM thành trung tâm công nghệ tài chính (Fintech hub); đề xuất các chính sách thử nghiệm về chuyển đổi số và hoàn thiện Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số - DXCenter.
Theo Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT – TT, Tọa đàm này vừa là một cột mốc trong quá trình phát triển KTS của thành phố, vừa là khởi đầu cho những hoạt động tiếp theo mà trọng tâm là Chương trình lãnh đạo thành phố gặp gỡ DN, chuyên gia CNTT–TT; Diễn đàn Kinh tế thành phố với chủ đề KTS diễn ra vào ngày 15/4/2022.
Tin: Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM giới thiệu Cổng thông tin Chuyển đổi số TP.HCM.
Ngày 18/3, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM ( Sở TT-TT) chính thức giới thiệu “Cổng thông tin Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh” tại địa chỉ https://chuyendoiso.hochiminhcity.gov.vn. Đây là kênh chính thức tổng hợp thông tin liên quan đến kế hoạch, chương trình chuyển đổi số, các hoạt động và kết quả chuyển đổi số của Thành phố; cẩm nang chuyển đổi số; thư viện đa phương tiện liên quan về chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, thực hiện Chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Phan Văn Mãi, Cổng thông tin Chuyển đổi số còn được bổ sung thêm chức năng Diễn dàn Chuyển đổi số. Diễn đàn nhằm tạo kênh thông tin cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cùng nhau thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ kiến thức; góp ý, hiến kế để đóng góp vào thành công của chiến lược chuyển đổi số Thành phố; là kênh thông tin để giúp lãnh đạo Thành phố nắm bắt nhu cầu, những khó khăn, vướng mắc của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chuyển đổi số để có các chính sách chỉ đạo, điều hành phù hợp với thực tiễn.
Tin: Thành phố Thủ Đức công bố Cổng thông tin điện tử thành phố Thủ Đức và ứng dụng trực tuyến “Thành phố Thủ Đức”
Ngày 29/4, Thành phố Thủ Đức công bố Cổng thông tin điện tử thành phố Thủ Đức và ứng dụng trực tuyến “Thành phố Thủ Đức”. Đây là các nội dung thuộc Kế hoạch Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 07/01/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức về phê duyệt Đề án “Xây dựng đô thị thông minh, chuyển đổi số tại Thành phố Thủ Đức giai đoạn 2022-2023”.
Nhằm xây dựng ứng dụng tích hợp hệ thống thông tin một cửa điện tử, bao gồm các tính năng, kỹ thuật, yêu cầu kết nối của Thành phố, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 , tích hợp các ứng dụng phản ánh trật tự đô thị, thông tin quy hoạch, quản lý văn bản – hồ sơ công việc, … quét mã QR tra cứu thông tin thủ tục hành chính, kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết hồ sơ, nộp hồ sơ trực tuyến …phục vụ nhân dân và hỗ trợ công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức đã hoàn thành xây dựng Cổng thông tin điện tử thành phố Thủ Đức có tích hợp trang nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; ứng dụng trực tuyến “Thành phố Thủ Đức”; Hệ thống thông tin địa lý. Trong đó:
Cổng thông tin điện tử thành phố Thủ Đức và ứng dụng trực tuyến “Thành phố Thủ Đức” bao gồm các nhóm ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp; nhóm ứng dụng phục vụ chuyên viên và nhóm ứng dụng phục vụ lãnh đạo tại địa chỉ http://tpthuduc.hochiminhcity.gov.vn và đồng thời cung cấp nhiều loại dịch vụ trên cùng 1 trang chủ. Người dân, tổ chức có thể tìm thấy tất cả các nội dung có liên quan đến thành phố Thủ Đức, đồng thời nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4. Thông qua Cổng thông tin điện tử thành phố Thủ Đức và ứng dụng trực tuyến “Thành phố Thủ Đức” sẽ mang lại các tiện ích tốt nhất có thể để phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.
Tin: Bình Chánh chính thức ra mắt Trung tâm điều hành đô thị thông minh (giai đoạn 1) của huyện.
Ngày 29/4, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh chính thức ra mắt Trung tâm điều hành đô thị thông minh (Trung tâm IOC) của Huyện sau hơn 2 tháng triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 25/02/2022 của Ủy ban nhân dân Huyện về thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành Đô thị thông minh Huyện Bình Chánh.
Trong giai đoạn 1, các dữ liệu, phần mềm công nghệ thông tin đang sử dụng tại các đơn vị, các bộ chỉ số của từng lĩnh vực đã được tích hợp về Trung tâm IOC và được thiết kế hiển thị ra các màn hình dashboard phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Huyện; trong đó bao gồm 11 lĩnh vực cụ thể như: Bình Chánh trực tuyến, Camera giám sát, vnSocial, Dữ liệu không gian địa lý, Lĩnh vực kinh tế - xã hội, Lĩnh vực giáo dục, Lĩnh vực y tế, Lĩnh vực Tài nguyên Môi trường, Lĩnh vực Quản lý đô thị; Lĩnh vực tư pháp và Công khai ngân sách.
Phần II. VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI
Văn bản 1. Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, theo đó lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia và được tổ chức hằng năm. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản 2. Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đề ra các điểm đột phá và xác định thể chế, hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản 3. Quyết định số 24/QĐ-UBQGCĐS ngày 03/3/2022 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số ban hành quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 414/QĐ-UBQGCPĐT ngày 21/10/2020 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Văn bản 4. Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/2/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (gọi tắt là Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia). Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản 5. Công văn số 797/BTTTT-THH ngày 6/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai Chuyển đổi số năm 2022.
Văn bản 6. Quyết định số ___ ngày ____ của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của thành phố. Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc thực hiện Đề án xây dựng đô thị thông minh và xây dựng chính quyền điện tử. Quyết định có hiệu lực từ ngày __.
Văn bản 7. Công văn số 819/UBND-VX ngày 18/3/2022 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện chuyển đổi số công tác quản lý F0 cách ly tại nhà trên địa bàn phường, xã, thị trấn.
Văn bản 8. Kế hoạch số 593/KH-UBND ngày 28/02/2022 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai triển khai Chương trình “Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh” và đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” năm 2022.
Văn bản 9. Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án “Chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Phần III. Tiêu ĐIỂM TRONG THÁNG của chuyển đổi số:
TP.HCM: Kinh tế số động lực tăng trưởng và phát triển Thành phố trong tương lai
Tiềm năng phát triển kinh tế số TP.HCM rất lớn
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội; không chỉ riêng một quốc gia nào mà là vấn đề toàn cầu mở ra nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Đối với Việt Nam, Chính phủ đã sớm đề ra Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và đang trong quá trình triển khai tích cực. Đối với TP.HCM, từ thực tiễn kinh tế-xã hội, vị trí, vai trò của mình và trên cơ sở chính sách chung của Trung ương, đã và đang tập trung triển khai Chương trình chuyển đổi số của Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gắn chương trình này với 6 chương trình đột phá trong giai đoạn 2021-2025.
Tại Diễn đàn kinh tế TP.HCM (HEF 2022) với chủ đề “Kinh tế số: động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã nhấn mạnh: Chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số xác định “là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Chúng ta không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc”.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản về chủ trương, chính sách chủ động tham gia thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ lệ 20% GDP. Tỷ lệ này tiếp tục được khẳng định trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngoài ra, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Mới đây, ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đề ra các điểm đột phá và xác định thể chế, hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số.
Theo báo cáo “e-Conomy SEA 2021” do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm). Nếu tận dụng tối đa, kinh tế số có thể đem lại 27% GDP vào năm 2030.
Trong 2 năm vừa qua, TP.HCM là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi làn sóng đại dịch Covid-19, kinh tế-xã hội và mọi mặt đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng đến quý 1/2022, toàn thể bộ máy chính quyền, doanh nghiệp và người dân Thành phố đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đưa nền kinh tế phục hồi và từng bước phát triển nhanh hơn, sớm hơn dự kiến, đóng góp tích cực vào đà phục hồi chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) quý 1 năm nay ước tăng 1,88% so với cùng kỳ, lần đầu đạt mức tăng trưởng dương sau quý 3 và quý 4 năm ngoái bị giảm sâu. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện ước đạt hơn 121.000 tỷ đồng, tăng 9,41% so với cùng kỳ.
Biến thách thức thành cơ hội phát triển kinh tế số
Phát biểu tại Tại Diễn đàn kinh tế TP.HCM (HEF 2022), Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã khẳng định: “Thời gian qua, đại dịch COVID-19 để lại những hậu quả nặng nề và cũng chưa lường hết được, nhưng mặt khác đã và đang tác động thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 nội dung: chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số…”.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng đã chia sẻ, khi xây dựng “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế TP.HCM giai đoạn 2022-2025”, TP.HCM đã đề ra mục tiêu và quyết sách: Thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng gắn tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng cạnh tranh, tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa- dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững; biến thách thức thành cơ hội để phát triển nhanh nền kinh tế số; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị; tạo sự đột phá trong việc xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển; giữ vũng và phát huy vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Nam và cả nước.
Với tinh thần năng động sáng tạo, các doanh nghiệp TP.HCM đã và đang tận dụng các cơ hội kinh doanh mới từ chuyển đổi số, tham gia và đóng góp tích cực vào kinh tế số. Đây cũng là định hướng phát triển mới của Thành phố, nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng trong điều kiện bối cảnh còn nhiều biến động.
Phấn đấu kinh tế số góp 25% GDPR
HEF 2022 là hoạt động thiết thực giúp Thành phố trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về chuyển đổi số và kinh tế số nhằm mục đích thống nhất và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và kinh tế số; điều chỉnh, bổ sung các giải pháp khả thi để thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn Thành phố, giúp doanh nghiệp Thành phố phát huy tính sáng tạo, tăng cường khả năng tiếp cận các mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả…
Tại HEF 2022, nội dung thảo luận được xoay quanh 04 chủ đề chính. Cụ thể:
Thứ nhất, với quy mô đô thị hơn 10 triệu người, TP.HCM đóng góp khoảng 22% GDP và khoảng 27% tổng thu ngân sách quốc gia, là nơi hội tụ gần 40% số lượng doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp và nhất là tiềm lực về khoa học- công nghệ và giáo dục- đào tạo; với hệ thống Đại học quốc gia, các trường, viện nghiên cứu với lực lượng chuyên gia rất phong phú được đào tạo từ nhiều nguồn và trong nhiều lĩnh vực. Do đó, Thành phố đã đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2025: TP.HCM là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Đến năm 2030, TP.HCM là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, chính quyền số, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học- công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Trong đó, phấn đấu kinh tế số đóng góp khoảng 25% đến năm 2025, 40% đến năm 2030 trong GRDP của thành phố.
Thứ hai, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế số nói riêng trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 Thành phố đã và đang triển khai có hiệu quả các chính sách của trung ương trên địa bàn; đồng thời xây dựng một hệ thống các biện pháp và giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực, phát huy tính năng động, sáng tạo vốn có của người dân Thành phố thông qua từng chương trình, đề án cụ thể cho từng năm,với phương châm: Đồng hành cùng doanh nghiệp, xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch nâng cao các chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với các giải pháp thiết thực. Ưu tiên chuyển đổi số một số lĩnh vực người dân và doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch lớn để tập trung đầu tư, tạo thay đổi căn bản, như lĩnh vực đât đai, xây dựng, hộ tịch, đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư…
Thứ ba, triển khai các chương trình đề án cụ thể liên quan trực tiếp đến mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, bao gồm: Hợp tác về chuyển đổi số trong khuôn khổ hợp tác chung giữa UBND TP.HCM và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tập trung công tác quản trị dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố; Tập trung giải quyết vấn đề liên thông, kết nối dữ liệu ở phạm vi toàn thành phố và phát triển kho dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở để người dân, doanh nghiệp, và chính quyền có thể đẩy mạnh hợp tác cùng xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm tiện ích có giá trị cao, kiến tạo môi trường khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp; Triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM giai đoạn 2020-2030” thúc đẩy đưa trí tuệ nhân tạo trở thành một trong những công nghệ cốt lõi trong xây dựng đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế số nhanh, bền vững; Phát triển đồng bộ tầng số phục vụ kinh tế số và xã hội số theo Đề án phát triển hạ tầng viễn thông và Kế hoạch phát triển hạ tầng số TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030; Nghiên cứu để triển khai các chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sand box) đối với các dịch vụ số mới, mô hình kinh doanh kinh tế số mới; Nghiên cứu Đề án Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM với 3 chức năng chính: thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường hàng hóa phái sinh vận hành dựa vào lợi thế công nghệ số.
Thứ tư, đặc điểm kinh tế TP.HCM với hơn 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với hơn 300 ngàn hộ sản xuất kinh doanh cá thể đang tạo ra sức sống cho đời sống kinh tế Thành phố. Mặc dù chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh của doang nghiệp, hộ kinh doanh trong mọi ngành kinh tế, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức, trong đó nổi bật là yếu tố nhân lực kể cả 2 khía cạnh: nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và nhân lực dôi dư do không đáp ứng yếu cầu chuyển đổi số trong từng doanh nghiệp (động lực và trở lực đang đan xen nhau). Có lẽ quá trình chuyển đổi số vấn đề công nghệ quan trọng, nhưng quan trọng hơn là yếu tố con người. Mối quan hệ giữa nhà nước- doanh nghiệp và người dân có lẽ là trọng tâm của chính sách trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số.
Hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia là nhân tố quan trọng đóng góp vào thành công của chiến lược chuyển đổi số Thành phố
Để thực hiện thành công Chiến lược chuyển đổi số, TP.HCM cần doanh nghiệp, chuyên gia, các nhà khoa học góp sức trong công cuộc chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số Thành phố. Đây cũng là mong muốn của lãnh đạo Thành phố tại Hội nghị gặp mặt với doanh nghiệp, chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông ngày 15/4 vừa qua, là một trong những chuỗi sự kiện thuộc HEF 2022.
Trong buổi gặp gỡ với nhiều ý kiến, trao đổi, thảo luận xoay quanh nội dung đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát huy ý tưởng, sáng kiến, giải pháp của công đồng doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia ngành công nghiệp công nghệ thông tin – truyền thông và cộng đồng xã hội để thúc đẩy sự phát triển của TP.HCM dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm mục tiêu hướng đến tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của đoanh nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông để qua đó tìm những phương án, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ.
Bên cạnh đó, trao đổi thông tin nhu cầu, đặt hàng cho doanh nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tham gia giải quyết các bài toán phục hồi, phát triển kinh tế xã hội Thành phố; Lắng nghe các ý tưởng, sáng kiến, hiến kế giải pháp thúc đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số của Thành phố nói chung, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số nói riêng.
Qua buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị như: Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Hội Tin học Thành phố (HCA) tìm kiếm, mời gọi và lập danh sách chuyên gia tham gia tư vấn, hỗ trợ trong thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số của Thành phố; triển khai chuyên mục diễn đàn số nhằm tạo kênh thông tin tiếp nhận, trao đổi giữa chính quyền, chuyên gia và doanh nghiệp, báo cáo UBND Thành phố về công tác triển khai thực hiện các nội dung trên trước ngày 23/4.
Cụ thể hơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với HCA, Hội Doanh nghiệp Thành phố (HUBA), các đơn vị liên quan và các chuyên gia, tham mưu UBND Thành phố các nội dung như: Cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyển đổi số, (cho các doanh nghiệp hoạt động cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin và doanh nghiệp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin); Xây dựng đề án chiến lược về dữ liệu của Thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng đề án TP.HCM trở thành “Digital Hub” của khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng đề nghị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số của Thành phố”, tham mưu trình UBND Thành phố trong tháng 5/2022.
Bên cạnh đó, Lãnh đạo TP.HCM còn đề nghị Hiệp Hội An Toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) - Chi hội phía Nam phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan xây dựng “Chiến lược đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho Thành phố Hồ Chí Minh”, tham mưu trình UBND TP.HCM trong tháng 5/2022.
Phần IV. HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ (liên quan đến nội dung Chuyển đổi số)
- Chiều 21/4/2022, Thường trực Thành ủy đã có buổi làm việc với lãnh đạo tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) về các nội dung hợp tác trong lĩnh vực Chuyển đổi số.
- Sáng 15/4/2022, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã có buổi tiếp ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch phu trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế TPHCM 2022.
- Chiều 15/4/2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM Phan Văn Mãi và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. HCM Dương Anh Đức đã chủ trì Hội nghị gặp mặt giữa Lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp, chuyên gia cộng đồng CNTT–TT.
- Chiều 14/4/2022, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã tiếp ông Kyle Kelhoffer, Giám đốc quốc gia phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia của Tập đoàn Tài chính thế giới (IFC), đến chào xã giao nhân dịp ông đến tham dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2022.
- Chiều 14/4/2022, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã tiếp Giáo sư Paul Cheng, Giám đốc Viện Năng lực cạnh tranh Châu Á và Giáo sư Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore đến chào xã giao nhân dịp ông đến tham dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2022.
- Sáng 21/4/2022, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thị Thắng làm việc với Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT về chuyển đổi số trong lĩnh vực thuế và tài chính.
- Chiều 18/4/2022, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan làm việc với các sở/ngành về triển khai kết luận của Diễn đàn kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
- Ngày 3/3/2022, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022, trong đó yêu cầu Sở này cần tiếp tục tập trung thực hiện chương trình chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động; đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có dịch vụ công trực tuyến, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính.
V. SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA
Chưa có thông tin, có thể thay thế bằng tóm tắt chủ đề của Bản tin tháng 05/2022.
VI. MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ (chuyên mục dành cho các địa phương và doanh nghiệp)
1. Đồng Tháp: Khai trương Trung tâm chuyển đổi số.
Ngày 18-4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức khai trương Trung tâm chuyển đổi số tỉnh (gọi tắt là trung tâm), do Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Sở Thông tin và truyền thông quản lý và vận hành. Giai đoạn đầu, trung tâm hoạt động theo hình thức trung tâm điều hành thông minh, gồm 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Giai đoạn tiếp theo, trung tâm sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển, vận hành các nền tảng chuyển đổi số, đô thị thông minh của tỉnh; đồng thời, hỗ trợ chuyển đổi số cho các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; tăng cường tính năng, tiện ích, phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
2. Bình Dương: Ra mắt Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh và Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy.
Sáng 19-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ công bố Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) của tỉnh và Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy.
IOC là một hệ thống công nghệ thông tin bao gồm cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm có chức năng thu thập cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị và xử lý, phân tích cho kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền. Việc triển khai IOC cũng nhằm chuẩn hóa tích hợp các cơ sở dữ liệu hiện có của tỉnh, đáp ứng tiêu chuẩn thích hợp vào IOC; phát triển các ứng dụng tương tác giữa chính quyền với người dân nhằm nắm bắt, giải quyết kịp thời các phản ánh kiến nghị, góp ý trên các lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Bình Dương là một kênh giao tiếp chính thống giữa người dân với Đảng và nhà nước, từ đây người dân, cán bộ công chức, viên chức có thể trao đổi, tác nghiệp thông qua Cổng thông tin điện Tỉnh ủy.
3. “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả” - Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) quyết tâm cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022:
Tự động hóa quy trình sản xuất sẽ thúc đẩy và mang lại hiệu quả cao trong tác điều hành, vận hành hệ thống điện liên tục, an toàn, ổn định để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng. Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và quyết tâm cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022, chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số vào năm 2025.
EVN xác định, với chủ đề công tác năm 2022 của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam là “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”, việc ứng dụng công nghệ và tự động hoá vận hành hệ thống điện cần đảm bảo đạt được các mục tiêu: Tự động hoá trước hết để đảm bảo an toàn, an toàn cho con người và cho thiết bị; tự động hoá làm cho vận hành thiết bị và hệ thống điện linh hoạt hơn; tự động hoá sẽ mang lại hiệu quả, hiệu quả từ tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong quản trị chuyên nghiệp. Các đơn vị EVN đã chủ động, tự chủ nghiên cứu và xây dựng các giải pháp tự động hóa các hệ thống điều khiển; làm chủ công tác tích hợp giải pháp; làm chủ và khai thác hệ thống SCADA/EMS; chuẩn hóa mô hình tổ chức các trung tâm điều khiển; chuẩn hóa hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa và phát triển một số sản phẩm tự động hóa tiêu biểu. Tại Hội nghị Tự động hóa ngành Điện trong xu thế chuyển đổi số vào ngày 12/4/2022, EVN đã công bố 6 sản phẩm tự động hóa “make by EVN”.