Số 4 tháng 7/2022 - Số 4 tháng 7/2022 - Chuyển đổi số
Điểm tin:
Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai các cam kết tại COP26.
Sẽ đánh giá xếp hạng chuyển đổi số cấp bộ, tỉnh và quốc gia trong quý 3.
Bộ Công an lấy ý kiến dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật CCCD (sửa đổi).
Xác thực bằng VNeID sẽ thay thế căn cước công dân, dịch vụ công và giao dịch trên Internet.
BHXH Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực triển khai Đề án 06 của Chính phủ.
Việt Nam đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái xác thực không mật khẩu.
Bộ Thông tin và Truyền thông phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia”.
Hội nghị phổ biến pháp luật bưu chính và chương trình thúc đẩy phát triển, ứng dụng nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số.
Kế hoạch triển khai Đề án “Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” năm 2022 -2023.
TP.HCM tăng cường xử lý tội phạm trên lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Kế hoạch phát động phong trào thi đua thực hiện Chính quyền số, Chuyển đổi số trên địa bàn TP.
Triển lãm Quốc tế về công nghệ, thiết bị điện Vietnam ETE và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh Enertec Expo 2022.
Tăng cường cải cách hành chính, triển khai các giải pháp hỗ trợ về thuế.
Chiến lược khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu để mở rộng kinh doanh, xuất khẩu.
Hội thảo khoa học "Phát triển nội dung báo chí cho các nền tảng mạng xã hội".
6 tháng, Việt Nam có thêm hơn 3.400 doanh nghiệp công nghệ số mới .
Tổng công ty VTC cần chuyển đổi số toàn diện, sớm trở thành hình mẫu trong khối doanh nghiệp nhà nước.
Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam lần 3.
Google hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi số thông qua chương trình phát triển nhân tài số.
Viettel Solutions hỗ trợ Đại học sư phạm Hồ Chí Minh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhiều tên tuổi lớn trên toàn cầu dự sự kiện công nghệ của FPT Software.
Văn bản mới:
Tổng hợp các văn bản liên quan Chương trình Chuyển đổi số.
Tiêu điểm trong tháng:
TP.HCM tăng cường hợp tác quốc tế trong thúc đẩy chuyển đổi số.
Hoạt động nổi bật của lãnh đạo thành phố về Chuyển Đổi Số:
Hoạt động nổi bật của lãnh đạo Thành phố về Chuyển đổi số.
Mô hình Chuyển Đổi Số:
Đẩy nhanh kế hoạch chuyển đổi số hướng tới hải quan thông minh.
Quận Phú Nhuận: Triển khai hướng dẫn chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến đến từng hộ dân.
NỘI DUNG TIN THÁNG 7
Phần 1: ĐIỂM TIN
1. Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai các cam kết tại COP26.
Sáng 14/7, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 chủ trì.
Cùng tham dự phiên họp có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Phát biểu khai mạc phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại quan điểm tiếp cận toàn cầu, toàn dân, bảo đảm công bằng, công lý trong vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, báo cáo cập nhật, đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được sau phiên họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo, những khó khăn, vướng mắc cần Ban Chỉ đạo cùng bàn để tháo gỡ, nhất là trong việc đổi mới về thể chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng một kế hoạch truyền thông lớn cho cả giai đoạn 2022-2025 và dự kiến sẽ ban hành vào tháng 8/2022, theo 6 nhóm nội dung, gồm: cơ chế chính sách; các giải pháp chuyển đổi năng lượng, nhấn mạnh ý thức người dân, công nghệ và việc tự lực, tự cường; bảo tồn, lưu trữ tài nguyên thiên nhiên; phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu; công bằng, công lý quốc tế và huy động hiệu quả các nguồn lực quốc tế và nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, sự chuyển đổi năng lượng là một cơ hội rất lớn để phát triển một số công nghệ và ngành công nghiệp mới cho Việt Nam, như công nghệ và công nghiệp điện gió, pin mặt trời; đồng thời việc chuyển đổi năng lượng thì nên đi kèm với việc sử dụng tiết kiệm, sử dụng thông minh và hiệu quả năng lượng. Muốn vậy, cần thúc đẩy chuyển đổi số ở các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng là thông minh hóa các lĩnh vực này. Chuyển đổi số thì quản lý tốt hơn, thu thập dữ liệu tốt hơn, giám sát tốt hơn, dự báo tốt hơn nên sử dụng các tài nguyên sẽ hiệu quả hơn, sẽ tiết kiệm năng lượng hơn. Chuyển đổi, thông minh hoá các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường là một giải pháp căn cơ, lâu dài và bền vững, không chỉ cho việc chuyển đổi năng lượng mà còn cho hầu hết các nội dung khác.
2. Sẽ đánh giá xếp hạng chuyển đổi số cấp bộ, tỉnh và quốc gia trong quý 3.
Chiều ngày 18/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác thông tin truyền thông 6 tháng đầu năm 2022.
Theo báo cáo tại Hội nghị, tính đến hết tháng 6/2022, 100% các bộ ngành, địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số; 5/22 bộ, cơ quan ngang bộ và 32/63 địa phương đã ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số; 18/22 bộ, cơ quan ngang bộ và 51/63 địa phương đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022.
Một số bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện Tổ công nghệ số cộng đồng 41/63 tỉnh, thành phố đã triển khai với 36.300 Tổ công nghệ số cộng đồng và gần 200.000 thành viên tham gia, triển khai đến tận thôn, xóm tại các địa phương; Đào tạo bồi dưỡng, triển khai Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (Massive Open Online Course –MOOC) và hoàn thành bồi dưỡng về chuyển đổi số cho gần 2000 công chức, viên chức là đội ngũ nòng cốt về chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương; Công tác chuẩn bị bồi dưỡng chuyển đổi số cho khoảng 30.000 lãnh đạo UBND cấp xã (thời gian dự kiến bắt đầu bồi dưỡng từ tháng 9/2022).
Về kết nối chia sẻ dữ liệu phục vụ Chuyển đổi số, tổng giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (National Data Exchange Platform -NDXP) trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 350 triệu giao dịch, tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2021; trung
bình hàng ngày có khoảng 1,9 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP.
Về cung cấp Dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ là 45,7%, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến là 36,9%, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Các địa phương đã triển khai việc giao chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến cho từng sở ngành, quận huyện, do đó các chỉ số về dịch vụ công trực tuyến gia tăng đáng kể.
Về việc phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia và các ứng dụng trong nội bộ cơ quan nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng Bộ Công an đẩy mạnh triển khai Đề án 06 kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến và các tiện ích cho người dân và doanh nghiệp; Triển khai Hệ thống giám sát dữ liệu trực tuyến, kết nối giữa cơ quan quản lý với hệ thống của đối tượng quản lý nhằm giám sát, kiểm tra, đánh giá, đo lường chính xác, kịp thời mức độ, hiệu quả của chuyển đổi số để có các giải pháp thúc đẩy kịp thời.
Hiện nay, đã có 62 tỉnh, thành phố và 27 bộ ngành thực hiện tích hợp Hệ thống thu thập, đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến (EMC). Hiện, chỉ còn 2 bộ và 1 địa phương chưa thực hiện kết nối đầy đủ để phục vụ công tác giám sát, đo lường.
Ngoài ra, vẫn còn các bộ ngành, địa phương lúng túng, chưa xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm cần sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số để đưa vào Kế hoạch. Công tác triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại một số địa phương còn chậm, thiếu chủ động, mang tính hình thức;
Tại một số nơi, người dân chưa cảm thấy được giá trị lợi ích thiết thực mang lại từ việc ứng dụng công nghệ vào đời sống hằng ngày. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các cấp chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực.
Một số bộ ngành, địa phương có tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng còn chưa cao; Việc kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế.
Đối với nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đưa ra chỉ tiêu tập huấn 10.000 cán bộ chuyển đổi số trên toàn quốc; Phấn đấu đạt tỷ lệ Dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ 80% và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến 50%; Kết nối 100% Cổng thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến, Một cửa điện tử với Hệ thống đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến EMC.
Song song đó, triển khai các hoạt động của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số; Thúc đẩy đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số; Hoàn thiện và công bố kết quả đánh giá xếp hạng chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và của quốc gia năm 2022 (dự kiến quý 3); Tiếp tục đôn đốc các tỉnh, thành phố về triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đặt ra mục tiêu hoàn thiện Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (OneTouch), tổ chức phổ biến sử dụng phục vụ bồi dưỡng về chuyển đổi số; Tập trung hỗ trợ 30/30 địa phương hoàn thành kết nối giữa Hệ thống thông tin đất đai của địa phương với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của địa phương, Cổng trao đổi thông tin liên thông thuế của Tổng Cục quản lý đất đai; triển khai kết nối các bộ, ngành, địa phương với CSDL quốc gia về dân cư phục vụ triển khai Đề án 06.
3. Bộ Công an lấy ý kiến dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật CCCD (sửa đổi).
Sáng 28/7/2022, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội thảo tham gia ý kiến dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Đại tá Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương…
Phát biểu tại Hội thảo, Đại tá Trần Nguyên Quân cho biết, thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014. Việc xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về căn cước công dân; đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trên cơ sở ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát huy giá trị, tiện ích thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đề án 06 đã đề ra.
Đến nay, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và gửi lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Theo đó, Bộ Công an đề xuất việc sửa đổi Luật Căn cước công dân theo 04 chính sách gồm: Bổ sung quy định về tích hợp một số thông tin của công dân (ngoài thông tin về căn cước công dân) vào thẻ Căn cước công dân và thay thế việc sử dụng một số loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp chứa thông tin đã được tích hợp; Bổ sung, chỉnh lý quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; Bổ sung, chỉnh lý quy định về quản lý, cấp thẻ Căn cước công dân và cấp giấy chứng nhận căn cước; Hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; định danh điện tử; cấp, hủy số định danh của cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ Căn cước công dân và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan.
4. Xác thực bằng VNeID sẽ thay thế căn cước công dân, dịch vụ công và giao dịch trên Internet.
Chiều 18/7/2022, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức họp báo công bố ứng dụng định danh điện tử (VNeID) chính thức được đưa vào hoạt động.
Theo thông tin Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, tài khoản định danh điện tử VNeID là một phương thức để công dân quản lý thông tin thẻ căn cước công dân điện tử, thông tin các giấy tờ khi công dân có nhu cầu tích hợp và có thể thay thế các giấy tờ truyền thống như: thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, đăng ký xe, giấy phép lái xe…
Đồng thời, tài khoản định danh điện tử này bảo mật thông tin công dân, chính xác và duy nhất do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc được Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý. Việc chia sẻ thông tin do người dân quyết định; Bộ Công an chỉ cung cấp thông tin nếu công dân đồng ý và bên sử dụng phải chịu trách nhiệm sử dụng thông tin này theo đúng quy định của pháp luật.
Tại buổi họp báo, Trung tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thông tin, cho biết sau 4 tháng triển khai cấp thẻ định danh điện tử cho công dân, đến thời điểm này đã thu nhận gần 6 triệu hồ sơ đăng ký tài khoản định danh điện tử cho công dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, công dân có thể thực hiện thông báo lưu trú mọi lúc mọi nơi, không cần phải liên hệ qua cơ quan công an. Trong tương lai, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp tục cung cấp thêm tiện ích cho công dân trên ứng dụng VneID như: Bổ sung vào ví giấy tờ tích hợp đăng ký phương tiện, mã số thuế cá nhân, chức năng nhập thông tin giấy tờ để thanh toán điện tử… nhằm cung cấp tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, lấy người dân làm trung tâm để phục vụ, từ đó thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.
Thông tin những nội dung cơ bản về ứng dụng VneID gồm Tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
5. BHXH Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực triển khai Đề án 06 của Chính phủ.
Chiều ngày 20/7, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh chủ trì họp Tổ Công tác Đề án 06 của BHXH Việt Nam.
Theo báo cáo cập nhật chi tiết các nhóm nội dung công việc được triển khai trong thời gian qua, tính đến 19/7/2022, hệ thống đã xác thực trên 47,74 triệu thông tin nhân khẩu (bao gồm cả nhân khẩu có CMND và CCCD) có trong CSDLQG về bảo hiểm. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng đã cung cấp, chia sẻ trên 35,66 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT cho CSDL quốc gia về dân cư.
Sau 6 tháng triển khai, cả nước đã có 6.642 có sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp với 292.477 lượt tra cứu thành công phục vụ KCB BHYT.
BHXH Việt Nam cũng đã tiến hành kết nối thành công với CSDL quốc gia về dân cư để sử dụng dịch vụ xác thực thông tin hộ gia đình; kết nối thành công với nền tảng thanh toán quốc gia (Payment Platform - PP) và đang đang phối hợp với các ngân hàng, trung gian thanh toán (có trên PP) để nghiệm thu việc chuyển tiền, thanh toán (đến nay đã có các ngân hàng thực hiện thành công như VP Bank, SHB và một số ngân hàng/trung gian thanh toán khác đang chạy kiểm thử như Agribank, BIDV, Vietcombank, Sea Bank, Zalopay, VTC pay…)
Đối với triển khai DVC trực tuyến giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng DVC quốc gia, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BHXH ngày 01/7/2022 về quy trình tiếp nhận Quyết định hưởng và chi trả trợ cấp thất nghiệp trên Cổng DVC quốc gia và Quyết định số 1433/QĐ-BHXH ngày 18/7/2022 về việc ban hành DVC trực tuyến chi trả trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài các nội dung trên, theo sự phân công tại Đề án 06 của Chính phủ, BHXH Việt Nam cũng đang tích cực đẩy mạnh việc số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, các nội dung công việc để cụ thể hóa Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia năm 2022 cũng đang được BHXH Việt Nam chủ động thực hiện. Theo đó, sẽ xây dựng, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ để triển khai DVC trực tuyến với việc đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện (tham gia mới); chuyển từ BHXH bắt buộc sang tham gia BHXH tự nguyện; đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT. Đối với liên thông cho 2 nhóm thủ tục hành chính là đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và liên thông đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú – trợ cấp mai táng phí, BHXH Việt Nam cũng đang phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành liến quan để triển khai.
6. Việt Nam đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái xác thực không mật khẩu.
Chiều 13/7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với công ty VinCSS và IEC Group đã tổ chức Tọa đàm “Xác thực không mật khẩu Make in Việt Nam”. Diễn đàn đánh dấu những bước đi đầu tiên của Việt Nam trong việc áp dụng, xây dựng và phát triển các giải pháp xác thực mạnh không mật khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế.
Công nghệ xác thực mạnh đang trở thành xu thế và dần trở thành một trong những nền tảng, tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp phát triển, cung cấp các hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu, các dịch vụ số và mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng cuối, giảm tỉ lệ tấn công lừa đảo, đánh cắp danh tính, tăng hiệu quả trải nghiệm người dùng, tiết kiệm chi phí vận hành, tăng tỉ lệ chuyển đổi số thành công.
Trước đây, Việt Nam đã quen với việc sử dụng tên đăng nhập/mật khẩu để đăng nhập vào website, tuy nhiên đây là phương thức chưa thực sự an toàn và thuận tiện cho người dùng. Bên cạnh đó, việc ghi nhớ nhiều mật khẩu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hệ thống quản lý định danh, quản lý truy cập của tổ chức và không còn đảm bảo an toàn trước các nguy cơ tấn công mạng hiện đại như hiện nay. Do đó, phương thức xác thực bằng tên đăng nhập/mật khẩu hiện đang dần được thay thế bằng các công nghệ xác thực mạnh.
Cũng trong khuôn khổ tọa đàm đã diễn ra lễ ra mắt hệ sinh thái xác thực mạnh không mật khẩu Make in Việt Nam - VinCSS FIDO2 Ecosystem. Đây là hệ sinh thái xác thực mạnh không mật khẩu theo tiêu chuẩn FIDO2 quốc tế đầu tiên tại khu vực ASEAN.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, sự kiện ra mắt hệ sinh thái xác thực không mật khẩu của VinCSS là một dấu hiệu tích cực, một lần nữa khẳng định doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực nghiên cứu, phát triển và sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế.
VinCSS FIDO2 Ecosystem gồm 7 nhóm giải pháp, trong đó có 4 giải pháp đạt chứng nhận FIDO2 do FIDO Alliance (Liên minh xác thực trực tuyến thế giới) cấp.
* Xác thực mạnh": điều không thể thiếu trong hành trình CĐS
Công nghệ "xác thực mạnh" không dùng mật khẩu (passwordless) đang trở thành xu hướng chủ đạo, tất yếu và không thể đảo ngược. Việt Nam cần hành động kịp thời để không trở thành vùng trũng về "xác thực yếu", từ đó để không trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng.
Đó là một phần quan điểm, mong muốn của ông Đỗ Ngọc Duy Trác, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ an ninh mạng VinCSS thuộc Tập đoàn VinGroup khi chia sẻ tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm do Bộ TT&TT vừa tổ chức mới đây.
Tại Hội nghị, Tổng giám đốc Đỗ Ngọc Duy Trác đã cung cấp thêm những kiến thức, giải pháp nhằm góp phần tăng hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng - một nhiệm vụ quan trọng, sống còn đảm bảo thành công công cuộc, nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS)....
7. Bộ Thông tin và Truyền thông phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia”.
Chiều ngày 05/7/2022, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi lễ công bố, phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) “Chuyển đổi số quốc gia”. Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì buổi lễ. Tham dự sự kiện còn có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp trong Ngành và các cơ quan báo chí, truyền thông.
Xây dựng biểu trưng (logo) về Chuyển đổi số quốc gia là một trong những nhiệm vụ đã được giao tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 06 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cuộc thi được tổ chức để chọn mẫu biểu trưng (logo) "Chuyển đổi số quốc gia" nhằm thống nhất sử dụng trong toàn bộ các hoạt động của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia về chuyển đổi số, công nghệ số, đổi mới, công nghiệp sáng tạo.
8. Hội nghị phổ biến pháp luật bưu chính và chương trình thúc đẩy phát triển, ứng dụng nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số.
Ngày 29/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật bưu chính và chương trình thúc đẩy phát triển, ứng dụng nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của 250 đại biểu từ các Sở Thông tin và Truyền thông của 63 tỉnh/thành, các Bưu điện tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết lĩnh vực bưu chính hiện nay có 3 nhiệm vụ trọng tâm cần chú trọng là: đưa người dân địa phương lên sàn thương mại điện tử ; phát triển và sử dụng nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số; triển khai Quyết định số 468/2021/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 về phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).
Đối với chuyển đổi số lĩnh vực bưu chính, Thứ trưởng lưu ý các Sở Thông tin và Truyền thông xem xét lại cách thức điều hành và chỉ đạo lĩnh vực bưu chính để có sự quan tâm sâu hơn, tốt hơn. "Năm nay, trọng tâm của công tác chuyển đổi số quốc gia là lấy người dân làm trung tâm, đào tạo, đưa người dân lên môi trường số và đào tạo người dân thành công dân số. Bưu chính đang làm những việc này. Các Sở Thông tin và Truyền thông phải lưu ý để triển khai", Thứ trưởng nêu rõ.
Trong khuôn khổ Hội nghị, chiều cùng ngày, các đại biểu còn được lắng nghe chia sẻ từ đại diện các doanh nghiệp triển khai phát triển ứng dụng nền tảng địa chỉ số; bản đồ số phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.
Tin TP.HCM
9. Kế hoạch phát động phong trào thi đua thực hiện Chính quyền số, Chuyển đổi số trên địa bàn TP.
Tháng 7/2022, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua thực hiện Chính quyền số, Chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tinh thần sáng tạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, các sở, ban, ngành, đoàn thể TP, TP Thủ Đức, quận, huyện, các cơ quan, đơn vị, tổng công ty, công ty thuộc TP (các cơ quan, đơn vị, địa phương) và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về thực hiện có hiệu quả Chương trình “Chuyển đổi số” của Thành phố và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”.
Kế hoạch cũng nhằm phát hiện, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua để tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, những mô hình, sáng kiến, kinh nghiệm hay làm cho phong trào thi đua trở nên thiết thực, hiệu quả tác động tích cực, mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả của công tác chuyên môn từng đơn vị.
Thời gian thi đua từ ngày ban hành kế hoạch đến ngày 31/12/2025; tổ chức sơ kết trong năm 2023, tổng kết trong năm 2025.
10. TP.HCM tăng cường xử lý tội phạm trên lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Chiều 28/7, Công an TP.HCM và Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã ký kết quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm thuộc lĩnh vực thông tin – truyền thông.
Theo thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó giám đốc Công an TP.HCM, mục đích quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp giữa các đơn vị, phòng ban trực thuộc Công an TP.HCM và Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực thông tin – truyền thông.
Quy chế nhằm bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh thông tin – truyền thông, an ninh mạng và bảo vệ bí mật nhà nước. Ngoài ra, Quy chế còn phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông; Đảm bảo an ninh, an toàn các sự kiện quan trọng do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp tổ chức. Bảo vệ các cơ quan, công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực thông tin – truyền thông.
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, việc ký kết quy chế phối hợp giữa hai bên là rất cần thiết trên tình hình thực tế tại thành phố. Quy chế sẽ giúp Công an TP.HCM và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý trên lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn.
11. Kế hoạch triển khai Đề án “Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” năm 2022 -2023
UBND TPHCM đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” năm 2022 -2023.
Mục tiêu chung là triển khai hiệu quả hoạt động chuyển đổi số hướng đến xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế, giúp dự báo và xây dựng chiến lược y tế góp phần nâng cao chất lượng quản lý và chăm sóc sức khỏe của người dân.
Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể: Tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử của mỗi người dân TP, đảm bảo kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu lớn của TP và tuân thủ khung kiến trúc chính quyền điện tử TP.
Quản lý dịch bệnh mới nổi bằng các nền tảng số, đảm bảo kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu lớn của TP và tuân thủ khung kiến trúc chính quyền điện tử TP.
Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành Y tế, ưu tiên các dữ liệu về hồ sơ sức khỏe điện tử, dữ liệu khám chữa bệnh, dữ liệu phòng, chống dịch bệnh.
Xây dựng Hệ thống điều hành thông tin mạng lưới các Trạm cấp cứu ngoài bệnh viện
12. Triển lãm Quốc tế về công nghệ, thiết bị điện Vietnam ETE và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh Enertec Expo 2022 .
Sáng 20/7, chuỗi Triển lãm Quốc tế về công nghệ, thiết bị điện Vietnam ETE và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh Enertec Expo 2022 đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và kéo dài đến hết 22/7/2022.
Vietnam ETE và Enertec Expo 2022 là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, tạo cơ hội lý tưởng cho doanh nghiệp tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất kinh doanh; qua đó góp phần tích cực cho sự phát triển ngành điện và năng lượng, hướng tới sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn năng lượng để phục vụ tốt hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng, phát triển các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo đã trở thành yêu cầu cấp thiết và là giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới.
Enertec Expo 2022 đã thu hút hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự với gần 500 gian hàng giới thiệu thiết bị và hệ thống phát điện; công nghệ và thiết bị điện thông minh; thiết bị điện dân dụng; năng lượng tái tạo và năng lượng xanh; dịch vụ và giải pháp điện. Trong đó, có một số gian hàng của hiệp hội tại Thành phố Hồ Chí Minh như Hội Doanh nghiệp cơ khí-điện; Hội tự động hóa, Hội cơ khí; Doanh nghiệp đạt Giải thưởng Thương hiệu Vàng; Doanh nghiệp Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và công nghiệp tiềm năng...
Về phía cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, có sự tham gia của những đơn vị đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Đức, Pháp, Nga, Đài Loan (Trung Quốc)... Đặc biệt, Hiệp hội các nhà sản xuất điện Hàn Quốc-KOEMA tham gia khu trưng bày quốc gia Triển lãm Điện và Năng lượng thông minh Hàn Quốc 2022-KOSEF, giới thiệu đa dạng thành tựu mới nhất trong lĩnh vực thiết bị điện.
Trong khuôn khổ Vietnam ETE và Enertec Expo 2022, còn có hàng loạt sự kiện thúc đẩy gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư như hội thảo “Giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”; chương trình “Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các nước tham gia triển lãm” do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì và phối hợp Dự án hỗ trợ kỹ thuật năng lượng phân tán đô thị Việt Nam tổ chức.
13. Tăng cường cải cách hành chính, triển khai các giải pháp hỗ trợ về thuế.
Ngày 20/7, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng cuối năm 2022.
Theo số liệu báo cáo tại hội nghị, 6 tháng đầu năm 2022, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân sách nhà nước được 173.439 tỷ đồng, đạt 64,2% dự toán năm 2022 và tăng 23,3% so cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng trưởng thu thuế cao nhất trong những năm qua, thể hiện được sự phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cũng đưa ra nhận định, nguồn thu nội địa trong nửa đầu năm 2022 dù tăng trưởng mạnh nhưng chưa thật sự bền vững.
Về nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2022, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp quản lý thu, tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước, chống thất thu trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai các giải pháp hỗ trợ về thuế nhằm giúp doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ, tập trung tuyên truyền bằng các hình thức trực tuyến, chú trọng cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho người nộp thuế; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực.
14. Chiến lược khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu để mở rộng kinh doanh, xuất khẩu.
Ngày 14/7, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Liên minh chuyển đổi số DTS tổ chức hội thảo với chủ đề “Chiến lược khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu để mở rộng kinh doanh, xuất khẩu”. Tham dự Hội thảo có Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc ITPC và Bà Nguyễn Ngọc Quỳnh - Giám đốc điều hành Liên minh DTS cùng các diễn giả như: Ông Phí Anh Tuấn, Chủ tịch PAT Consultant - Phó Chủ tịch Hội Tin học TPHCM, Ông Nguyễn Khánh Nhật, Founder & CEO STS - Phó Trưởng Ban Phát triển Bền vững - Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Crif D&B Việt Nam.
Tại hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ các thông tin nhằm giúp doanh nghiệp có những hiểu biết đúng làm thế nào để xác định dữ liệu có ích cho doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng của việc thu thập dữ liệu và xây dựng dữ liệu có ích cho doanh nghiệp; phân lớp các lớp data trong doanh nghiệp giúp khai thác hiệu quả dữ liệu trong kinh doanh xuất nhập khẩu/mở rộng bán hàng; tổ chức xây dựng dữ liệu nền tảng (Master Data) bền vững; phân tích, khai thác dữ liệu phục vụ hỗ trợ quyết định cho doanh nghiệp; cách sử dụng dịch vụ phân tích dữ liệu để quản trị doanh nghiệp và mở rộng thị trường ...
15. Hội thảo khoa học "Phát triển nội dung báo chí cho các nền tảng mạng xã hội" .
Sáng 27-6, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM) tổ chức Hội thảo khoa học "Phát triển nội dung báo chí cho các nền tảng mạng xã hội" với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cơ quan báo đài, nhà báo tại TP HCM và các tỉnh lân cận.
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tham luận từ các nhà báo, chuyên gia xoay quanh chủ đề phát triển báo chí cho nền tảng mạng xã hội, trong đó đã có một số tham luận nổi bật. Cụ thể, tham luận về việc phát triển podcast tại các cơ quan báo chí hiện nay, nhà báo Huỳnh Sang đã khẳng định trong bối cảnh hiện tại, podcast không còn là một xu hướng, mà đã trở thành một thực tế mà các cơ quan báo chí không thể bỏ qua. Tuy nhiên, hiện nay, báo chí Việt Nam vẫn đang tiếp cận với podcast ở mức độ thử nghiệm; hay như tham luận về mô hình phân phối thông tin đa nền tảng của báo Thanh Niên của nhà báo Đặng Sinh (báo Thanh Niên). Theo nhà báo Đặng Sinh, mô hình đa nền tảng của báo dựa trên tiêu chí tạo ra mạng lưới trang, kênh có nội dung chuyên biệt nhằm tạo ra những cộng đồng có cùng một mối quan tâm, nhắm trúng tới nhóm công chúng có mục tiêu cụ thể.
16. 6 tháng, Việt Nam có thêm hơn 3.400 doanh nghiệp công nghệ số mới.
Theo báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động của ngành thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin ước đạt 72,5 tỷ USD tăng trưởng 17,8% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp công nghệ số ước đạt 67.300, tăng 3.422 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ xấp xỉ khoảng 0,69 doanh nghiệp/1.000 dân (bằng 98% kế hoạch năm là 0,7 doanh nghiệp/1.000 dân).
Tuy nhiên, việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại các địa phương không được đồng đều. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tập trung chủ yếu vào 4 địa phương với tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/1.000 rất cao như: TP. HCM (3,19), Hà Nội (2,29), Đà Nẵng (2,24) và Bắc Ninh (1,02). Tổng số doanh nghiệp công nghệ số của 4 tỉnh thành này chiếm hơn 72% tổng số doanh nghiệp công nghệ số của cả nước.
Trong khi đó, có nhiều tỉnh/thành tỷ lệ này còn ở mức rất thấp, với tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân chỉ ở mức 0,07 so với tỷ lệ trung bình chung (0,677) nên chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030:
Mục tiêu đến năm 2025: Phát triển 80.000 doanh nghiệp công nghệ số; Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đáp ứng trên 50% nhu cầu trong nước; Phát triển 1.500.000 nhân lực; Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 25 tỷ USD. Tỷ lệ đóng góp của công nghiệp công nghệ số vào GDP Việt Nam đạt từ 6-6,5%; Giá trị Make in Viet Nam trong tổng doanh thu công nghiệp ICT đạt 60 triệu USD tương đương tỷ lệ Make in Viet Nam là 32,50%.
Mục tiêu đến năm 2030: Phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số; Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đáp ứng trên 70% nhu cầu trong nước; Phát triển 1.800.000 nhân lực; Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 30 tỷ USD. Tỷ lệ đóng góp của công nghiệp công nghệ số vào GDP Việt Nam đạt từ 6-6,5%.
17. Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam lần 3.
Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” là Giải thưởng chính thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xét và trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam, giải các bài toán Việt Nam và thời đại. Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam lần thứ 1 được tổ chức vào năm 2020.
Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 (lần 3) có thời gian đăng ký hồ sơ tham gia từ ngày 22/6 đến hết ngày 22/9/2022 theo hình thức trực tuyến tại website: http://giaithuong.makeinvietnam.mic.gov.vn.
Trong năm 2022, định hướng về chuyển đổi số của Chính phủ, Bộ TT&TT là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Vì vậy, Giải thưởng năm nay sẽ tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
18. Tổng công ty VTC cần chuyển đổi số toàn diện, sớm trở thành hình mẫu trong khối doanh nghiệp nhà nước.
Chiều 15/7/2022, Tổng công ty VTC đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ và toàn thể lãnh đạo chủ chốt của Tổng công ty VTC.
Báo cáo tại hội nghị, Tổng giám đốc VTC Nguyễn Ngọc Bảo cho biết một số dịch vụ vẫn duy trì được lượng khách hàng trung thành ở mức ổn định; bên cạnh đó VTC đã triển khai nhiều sự kiện vận hành, đưa ra nhiều ý tưởng mới và các dự án thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu và thu hút người dùng; tiếp tục triển khai đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước về các nguồn game, đa dạng hóa các sản phẩm. Ngoài ra, VTC Netviet đã hoàn thành nghiên cứu, xây dựng phương án nâng cấp hệ thống server, phần mềm tăng hiệu năng của nền tảng và đưa vào vận hành nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs). VTC cũng đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định công bố nền tảng số quốc gia đối với nền tảng MOOCs; xử lý các máy chủ game lậu; giao nhiệm vụ phát triển, hoàn thiện nền tảng cung cấp thông tin nguồn và quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở …
Bên cạnh báo cáo của Tổng giám đốc, Hội nghị đã được nghe 3 tham luận đến từ 3 đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty VTC như VTC Intecom, VTC Pay, VTC Netviet. Các tham luận này đã trình bày những nội dung sát thực tế, cũng như có những kiến nghị cụ thể với đoàn công tác của Bộ.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao nỗ lực của Tổng công ty VTC trong thời gian qua. Thứ trưởng cũng có một số chỉ đạo đối với VTC như: cần thực hiện chuyển đổi số toàn diện, sớm trở thành hình mẫu trong khối doanh nghiệp nhà nước và trở thành đơn vị tư vấn xuất sắc về chuyển đổi số, trong đó tập trung công tác huấn luyện, đào tạo; sớm hoàn thành nền tảng học trực tuyến nguồn mở đại trà; trong tháng 7 phấn đấu ra mắt công chúng một số dịch vụ mới; chuẩn bị nội dung báo cáo về những vấn đề vướng mắc liên quan đến cổng thanh toán trực tuyến VTC Pay… Các đơn vị thuộc Bộ cũng cam kết sẽ ghi nhận và đồng hành cùng VTC để tháo gỡ những khó khăn về chính sách tạo môi trường kinh doanh an toàn và phát triển.
19. Google hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi số thông qua chương trình phát triển nhân tài số.
Ngày 15/7, Google và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa tổ chức Lễ ra mắt hai chương trình Google Career Certificates (chương trình phát triển nhân tài số) và Google for Startups: Startup Academy.
Hai chương trình này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số bằng cách cung cấp nhiều hơn các cơ hội học tập và phát triển cho những nhân tài và doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam qua các khóa đào tạo các kỹ năng số, nhằm gia tăng cơ hội việc làm trong ngành công nghệ và giúp các startup Việt Nam phát triển.
Báo cáo tại lễ ra mắt cho biết, nếu được tận dụng tối đa, chuyển đổi số có thể mang lại giá trị kinh tế hằng năm lên tới 1.733.000 tỉ đồng (74 tỉ USD) cho Việt Nam vào năm 2030 và hai trong số những trụ cột hành động chính giúp nắm bắt đầy đủ tiềm năng nêu trên là (1) phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước, và (2) đào tạo kỹ năng số cho người lao động và sinh viên.
Phát biểu tại sự kiện ra mắt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cho biết: “Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn phát triển trọng yếu, cần nhiều sự đầu tư và hỗ trợ theo chiều sâu để có thể phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hình thành được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao và mang tầm quốc tế”.
20. Nhiều tên tuổi lớn trên toàn cầu dự sự kiện công nghệ của FPT Software.
Ngày 20/7, Công ty FPT Software tổ chức sự kiện công nghệ với chủ đề “Bứt phá trong tương lai mới”. Đây là sự kiện công nghệ dành riêng cho khách hàng của FPT Software - công ty thành viên của Tập đoàn FPT như một lời khẳng định cam kết mang đến công nghệ, dịch vụ chuyển đổi số đẳng cấp thế giới cho các khách hàng trên phạm vi toàn cầu trong nhiều năm qua.
Sự kiện với sự tham gia của hơn 550 lãnh đạo cấp cao đến từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Accenture, Schaeffler, SAP, Toshiba… cùng chia sẻ, thảo luận câu chuyện chuyển đổi số trên toàn cầu.
Tiếp sau sự kiện là trình diễn các giải pháp và hệ thống công nghệ nổi trội do kỹ sư công nghệ Việt nghiên cứu và phát triển; trong đó, các ứng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo và công nghệ dữ liệu, giải pháp chuyển đổi số toàn cầu nhận được nhiều sự quan tâm. Đây cũng là mảng công nghệ FPT Software đạt được nhiều thành tựu trong năm nay, như hợp tác quan trọng với Landing AI hay bằng sáng chế công nghệ trong mảng học sâu (deep learning) tại Mỹ.
21. Viettel Solutions hỗ trợ Đại học sư phạm Hồ Chí Minh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh (Trường ĐHSP HCM) và Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giáo dục, khẳng định quyết tâm thúc đẩy chuyển đổi số của Trường ĐHSP HCM trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2022 – 2026.
Theo đó, hai bên cùng hợp tác chiến lược xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục với 4 nội dung chính như: Ứng dụng phần mềm trong quản lý và giảng dạy; Triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên; Triển khai hệ thống dạy và học qua mạng; Triển khai kho học liệu số.
Nhờ có hệ thống Viettel LMS, Trường ĐHSP HCM có thể dễ dàng triển khai đào tạo trên quy mô lớn; khắc phục những khó khăn về khoảng cách địa lý, chi phí và thời gian đào tạo; đồng thời nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên. Đặc biệt, toàn bộ dữ liệu người dùng, học liệu đào tạo… trên hệ thống đều được các kỹ sư công nghệ thông tin của Viettel vận hành, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Hệ thống sở hữu hạ tầng kiến trúc lớn, do Viettel làm chủ; vì vậy toàn bộ chương trình bồi dưỡng thường xuyên được vận hành và triển khai thông suốt với số lượng lớn học viên truy cập đồng thời.
Trong thời gian qua, Viettel đã xây dựng Hệ sinh giáo dục số cho ngành giáo dục; hỗ trợ tối ưu công tác quản lý trường học tại hơn 25.000 cơ sở giáo dục; phối hợp triển khai tập huấn giáo viên cho 800.000 giáo viên và cán bộ quản lý trên toàn quốc; tạo lập tài khoản hỗ trợ quản lý, học, thi trực tuyến cho hơn 35.000 trường học…
Với những hiệu quả thực tế cho ngành giáo dục, các giải pháp giáo dục của Viettel đã nhận được các giải thưởng quốc tế uy tín như: Giải Vàng ICT Awards 2019 với Mạng xã hội học tập ViettelStudy, Giải Vàng IT World Awards 2022 với sản phẩm Hệ thống quản lý học và thi trực tuyến K12Online, Giải Bạc IT World Awards 2022 cho Hệ sinh thái Giáo dục số của Viettel Solutions tại hạng mục Sản phẩm dịch vụ CNTT cho giáo dục.
.....
Phần 2: VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI.
- Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.
- Nghị định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29/6/2022 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
- Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ dán thẻ định danh đối với xe ô tô để sử dụng dịch vụ thu phí theo hình thức điện tử không dừng.
- Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.
- Thông tư số 09/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ máy tính bảng và dịch vụ viễn thông công ích để sử dụng máy tính bảng thuộc Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.
- Quyết định số 1356/QĐ-BTTTT ngày 07/7/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành tiêu chí đánh giá giải pháp, dịch vụ trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC)
- Kế hoạch số 2258/KH-UBND ngày 07/7/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh triển khai "Đề án Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025, và tầm nhìn đến năm 2030" năm 2022-2023.
- Công văn số 2350/UBND-KT ngày 12/7/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phần 3: CHỦ ĐIỂM TRONG THÁNG
TP.HCM tăng cường hợp tác quốc tế trong thúc đẩy chuyển đổi số
Chuyển đổi số phải là cuộc cách mạng tạo ra sự phát triển vượt bậc, đột phá, đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM, đất nước. Làm sao đưa thành phố về đúng với vị trí, không chỉ so sánh với các tỉnh, thành mà so với khu vực và thế giới. Và để đạt mục tiêu này, Thành phố không chỉ cần phát huy nội lực mà cần thiết phải tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài, tức là cần tăng cường hợp tác quốc tế; học tập, chia sẻ kinh nghiệm và kêu gọi thu hút đầu tư trong lĩnh vực chuyển đổi số. Thời gian qua, TP.HCM tăng cường hợp tác quốc tế và thu hút nhân tài cùng góp sức trong việc thúc đẩy chuyển đổi số.
TP.HCM tăng cường hợp tác quốc tế
Phát biểu tại hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố với các doanh nghiệp, chuyên gia ngành công nghiệp Công nghệ thông tin - Truyền thông, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi, khẳng định: Lãnh đạo TP.HCM mong muốn, khuyến khích các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, cá nhân trong điều kiện của mình, cái gì có thể thì tích cực tham gia mạnh mẽ, đóng góp nhiều nhất để là “đồng tác giả” cùng những thành quả chuyển đổi số của thành phố.
Cụ thể hóa quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong mong muốn hợp tác, phát triển và cùng đồng hành trong quá trình chuyển đổi số thành phố, trung tuần tháng 7 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của thành phố Phan Văn Mãi đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao thành phố có chuyến công tác tại Hoa Kỳ, với nhiều hoạt động gặp gỡ các tổ chức kinh tế, tài chính, cộng đồng doanh nghiệp, trí thức trẻ... Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của thành phố khẳng định, công cuộc chuyển đổi số rất cần những đóng góp từ các chuyên gia, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng chung tay góp sức.
TP.HCM đang định hướng và triển khai xây dựng thành trung tâm tài chính quốc tế với đa dạng các dịch vụ tài chính và khả năng hội nhập sâu rộng với các thị trường thế giới. Do đó, TP.HCM rất cần học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán từ các tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu như Mỹ để có những bước đi hợp lý trong việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, mong muốn các quỹ đầu tư, nhà đầu tư của Mỹ đến đầu tư tại TP.HCM các lĩnh vực tài chính, công nghiệp công nghệ cao, các dự án liên quan đến chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng, giao thông và giáo dục, y tế…
Đoàn Công tác cấp cao của Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đến thăm và có buổi làm việc với đại diện chính quyền TP. Los Angeles và TP. San Francisco nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm về việc quản trị xây dựng thành phố thông minh, lĩnh vực kinh tế đổi mới sáng tạo,… và tiến tới hợp tác song phương với TP. Los Angeles; chuẩn bị và tái ký kết chương trình hợp tác với TP. San Francisco.
Dịp này, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã gặp gỡ doanh nghiệp của Los Angeles. Tại buổi gặp gỡ ông Mãi khẳng định: “TP.HCM cam kết tạo môi trường tốt nhất để các doanh nghiệp có thể đầu tư vào TP.HCM dựa trên nguyên tắc cùng có lợi”. Theo ông Mãi, những lĩnh vực mà TP.HCM mong muốn hợp tác là phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, lĩnh vực chuyển đổi số, kỹ thuật số, chính phủ số, quản lý thành phố theo mô hình thành phố thông minh… Đoàn Công tác TP.HCM cũng có buổi làm việc với Tập đoàn Intel, tổ chức bàn tròn xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp công nghệ cao Hoa Kỳ và làm việc với Đại học Stanford.
TP.HCM kêu gọi trí thức trẻ, doanh nhân khởi nghiệp cùng góp sức
Cũng tại chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Đoàn công tác cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi gặp gỡ với các trí thức trẻ, doanh nghiệp người Việt Nam khởi nghiệp tại Hoa Kỳ. Tham gia buổi gặp gỡ là các trí thức trẻ và doanh nhân hiện đang là kỹ sư, chuyên gia đang làm việc tại nhiều công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ đặt tại thung lũng Silicon, như Google, Twitter…
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi trân trọng những tình cảm mà các trí thức trẻ, doanh nhân khởi nghiệp trên khắp thế giới đã dành cho Việt Nam và cho TP.HCM. Ông Mãi cho rằng, cần tạo một nền tảng để kết nối, trao đổi thường xuyên, từ đó xúc tiến các nội dung hợp tác cụ thể. Từ góp ý của các trí thức trẻ, doanh nhân tại buổi gặp gỡ này; đồng thời khẳng định sẽ chỉ đạo các sở ngành tiếp thu và tham mưu đề xuất cụ thể, trong đó có việc đào tạo nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển của TP.HCM.
Bà Lâm Diệp Trân, Chuyên gia về khí hậu, hiện làm việc tại Công ty Giải pháp tái tạo môi trường Idemitsu, rất mong muốn được góp sức giúp Việt Nam cũng như TP.HCM trở thành một trung tâm về chống biến đổi khí hậu.
Bà Huỳnh Chí Như Quyền, kỹ sư Google, Trưởng nhóm tổ chức kết nối trí thức trẻ Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ) chia sẻ, những buổi gặp mặt như hoạt động lần này là rất hữu ích, nên được duy trì thường xuyên. Bà đề xuất lãnh đạo TP.HCM thường xuyên giữ liên lạc để các trí thức trẻ, doanh nhân từ Hoa Kỳ có thể thuận lợi trở về đóng góp, khởi nghiệp tại quê hương.
Trao đổi với các đại biểu trí thức trẻ, doanh nhân khởi nghiệp, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Lâm Đình Thắng chia sẻ các chính sách của TP.HCM để khuyến khích các doanh nghiệp cùng TP.HCM phát triển, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Ông Thắng cho biết, thách thức mà TP.HCM đang đối mặt trong lĩnh vực này, đó là thu hút nhân tài, phát triển trí tuệ nhân tạo, nâng cao nhận thức và sự tham gia của người dân trong chuyển đổi số.
Bày tỏ cảm kích trước tấm lòng nhiệt huyết và ý tưởng của các trí thức trẻ, doanh nhân khởi nghiệp tại Hoa Kỳ đối với Việt Nam, với TP.HCM, ông Lâm Đình Thắng đề xuất các trí thức trẻ, doanh nhân sẽ thông qua các sở ngành để cùng triển khai các chương trình tại TP.HCM.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM cũng khẳng định, các dự án khởi nghiệp sẽ có các quỹ đầu tư hỗ trợ. Liên quan đến Fintech, TP.HCM đang hình thành khung pháp lý. Trước mắt, TP.HCM có 2 chương trình là kích cầu đầu tư và bù lãi suất cho các dự án này.
Chuyến thăm và làm việc của đoàn lãnh đạo cấp cao của Thành phố Hồ Chí Minh tại Hoa Kỳ đã góp phần tăng cường mối quan hệ giữa 2 nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; đặc biệt là với các thành phố của Hoa Kỳ mà TP.HCM có quan hệ hợp tác lâu dài. Đánh dấu cột mốc quan trọng nhằm cụ thể hóa quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong mong muốn hợp tác, phát triển và cùng đồng hành trong quá trình thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số của thành phố.
Phần 4: HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ
- Sáng 1/7, Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính TP Phan Văn Mãi chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính TP về kết quả công tác CCHC TP 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm quý III năm 2022.
- Chiều 1/7, đoàn công tác do Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND Quận 1 về kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2022.
- Sáng 2/7, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi và Giám đốc ĐHQG TPHCM Vũ Hải Quân ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2022-2025 giữa UBND TPHCM và Đại học Quốc gia TPHCM.
- Sáng 4/7, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã tiếp và làm việc với ông Peter Feldmann, Thị trưởng Thành phố Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức, nhân chuyến thăm Thành phố.
- Từ ngày 18 đến 25/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao thành phố có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ.
- Chiều 14/7, Phó chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức đã tham dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm hoạt động của Sở Y tế thành phố.
- Sáng 14/7, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường TP về kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2022.
- Chiều 14/7, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Xây dựng về kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2022.
- Chiều 13/7, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND Quận 11 về kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2022.
- Chiều 19/7, Phó chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan nghe báo cáo về Kế hoạch triển khai “Chương trình phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp và Tuần lễ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở” và “Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi mô hình kinh doanh số”.
- Sáng 20/7, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan dự lễ khai mạc chuỗi Triển lãm Quốc tế về công nghệ, thiết bị điện Vietnam ETE và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh Enertec Expo 2022.
-Chiều 26/7, Phó chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức đã chủ trì cuộc họp về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2022-2025.
Phần 5: MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
1. Đẩy nhanh kế hoạch chuyển đổi số hướng tới hải quan thông minh
Đến nay, toàn bộ các thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% Cục hải quan, Chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia. Theo đó, việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan được thực hiện với mức độ tự động hóa rất cao; thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan chỉ từ 1 đến 3 giây.
99,65% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Đến nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration; E-payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan.
Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính và tạo thuận lợi thương mại theo chủ trương của Chính phủ, từ năm 2017, Tổng cục Hải quan đã triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM).
Ngành hải quan tiếp tục nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp: Trong những năm gần đây, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, và đã đạt được những kết quả mang tính đột phá. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp 215/237 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (xấp xỉ 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện), trong đó có 209 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 88%), cho phép người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến thông qua mạng Internet.
Về tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia: tính đến nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành tích hợp 98 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Ứng dụng CNTT toàn diện thúc đẩy chuyển đổi số
Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan cũng đã tập trung triển khai các hoạt động để từng bước ứng dụng CNTT một cách toàn diện vào tất cả các mặt công tác nghiệp vụ của ngành.
Về Cơ chế một cửa ASEAN, đến nay, Việt Nam đã thực hiện trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D bản điện tử (e-C/O form D) với 9 nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào, Philippines...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo ngành hải quan cho rằng việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan trong thời gian vừa qua vẫn còn tồn tại, hạn chế, chưa ứng dụng đầy đủ công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Mức độ ứng dụng CNTT và tự động hóa ở một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan vẫn còn chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan cần phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT hơn nữa, trong đó tập trung thực hiện chuyển đổi số nhằm hiện thực hóa mục tiêu hải quan số.
Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 hoàn thành mục tiêu 100% thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (phi giấy tờ).
Định hướng đến năm 2030, ngành hải quan hoàn thành hải quan thông minh. Theo đó, có 100% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa. Toàn bộ cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý...
Các kết quả, hình ảnh, thông tin được truyền trực tiếp về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan hải quan và chia sẻ thông tin với các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan tại cửa khẩu.
100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan hải quan...
2. Quận Phú Nhuận: Triển khai hướng dẫn chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến đến từng hộ dân
Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính – Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 06 quận Phú Nhuận đã đồng loạt tổ chức Lễ ra quân thực hiện Mô hình Ứng dụng công nghệ thông tin đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến, Đề án 06 và thanh toán điện tử tại từng khu phố trên địa bàn quận. Mục tiêu trước mắt là mỗi gia đình sẽ có ít nhất 1 thành viên có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến, mục tiêu lâu dài là giúp người dân, doanh nghiệp thay đổi nhận thức, thói quen thực hiện các dịch vụ hành chính công từ trực tiếp sang trực tuyến.
Theo đó, sẽ có 60 điểm tuyên truyền hướng dẫn, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 xuống từng khu phố trên toàn quận Phú Nhuận. Tại mỗi Điểm tuyên truyền hướng dẫn được trang bị tối thiểu 2 máy vi tính có kết nối internet tốc độ cao và hoạt động các buổi tối thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm (từ 17 giờ 30 đến 20 giờ 30) và sáng thứ Bảy (từ 8 giờ đến 11 giờ) hàng tuần.
Ủy ban nhân dân các phường sẽ phân công công chức, tình nguyện viên phụ trách để tuyên truyền và hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cho người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến theo đúng nhu cầu thực tế phát sinh. Đồng thời, UBND quận cũng phân công 12 cán bộ, công chức là lãnh đạo và công chức chuyên môn của các phòng ban phụ trách kết nối trực tiếp với các điểm nhằm hỗ trợ xử lý về mặt thủ tục, văn bản, kỹ thuật… trong quá trình vận hành, đảm bảo hiệu quả tối ưu khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại các điểm.
Bước đầu triển khai, các điểm sẽ triển khai thực hiện 49 thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến (21 thủ tục do UBND và 28 thủ tục do Công an quận, phường thực hiện); đồng thời từng bước mở rộng các thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo quy định chung của Trung ương, Thành phố khi được tích hợp và đưa vào vận hành, sử dụng.
Sau buổi lễ ra quân, lực lượng tình nguyện viên của 13 phường sẽ thực hiện công tác tuyên truyền, phát hơn 40.000 tờ gấp tuyên truyền về ứng dụng dữ liệu dân cư, mã định danh, hướng dẫn các bước cơ bản về dịch vụ công trực tuyến đến từng hộ dân. Các Tổ trưởng khu phố thông báo đến từng hộ dân về tham gia hướng dẫn sử dụng Dịch vụ công trực tuyến và hướng dẫn tạo tài khoản dịch vụ công.
Với Lễ ra quân đồng loạt sẽ giúp tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức về chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến. Qua đó kêu gọi được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, toàn thể người dân, doanh nghiệp đối với việc thực hiện Đề án 06 và dịch vụ công trực tuyến.