Số 18 tháng 09/2023 - Số 18 tháng 09/2023 - Chuyển đổi số
Điểm tin:
Hàn Quốc và Việt Nam hợp tác phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến xây dựng không gian mạng lành mạnh tại AMRI.
Việt Nam hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số báo chí với Brunei.
Dữ liệu số càng chia sẻ, càng sử dụng sẽ càng tạo ra nhiều giá trị.
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số.
Thúc đẩy xu hướng xác thực mạnh không mật khẩu.
Tắt sóng 2G, đưa người dân lên môi trường số.
Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững.
ABPA tiên phong trong vấn đề vi phạm bản quyền sách trên không gian mạng.
Trang bị kỹ năng nhận diện thông tin xấu, độc trên mạng cho cán bộ cấp xã.
Diễn đàn Nghị sỹ trẻ: Chú trọng vai trò thanh niên trong chuyển đổi số.
Vinh danh những doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc nhất năm 2023.
TP.HCM ra mắt hệ thống thông minh quản trị thực thi công vụ trên nền tảng số.
TP.HCM mắt Trung tâm điện tử và vi mạch bán dẫn - ESC.
TP.HCM phát động Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần 4 - năm 2025.
Du lịch số là động lực chính của kinh tế số.
TP.HCM: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2023.
Mong báo chí tiên phong trong chuyển đổi số 21.
Phát động cuộc thi “Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh 2023”.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo 2023 - Thúc đẩy hệ sinh thái AI tại Việt Nam.
Các hoạt động giao dịch được “số hóa” bảo đảm chính xác, nhanh chóng.
Tiêu điểm:
HEF 2023: Hành trình tăng trưởng xanh.
Tuyên bố chung về thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP.HCM.
TP.HCM vượt qua 3 thách thức để phát triển kinh tế số.
Mô hình Chuyển Đổi Số:
TP.HCM có Trung tâm Hành chính công đầu tiên ở TP. Thủ Đức.
Quận 5: Bàn giải pháp nâng cao công tác chuyển đổi số trong các hoạt động của Đoàn.
TP.HCM triển khai Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân.
Xây dựng các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm đạt hiệu quả cao.
Văn bản mới:
Tổng hợp các văn bản liên quan Chương trình Chuyển đổi số.
Phần 1: ĐIỂM TIN
- Hàn Quốc và Việt Nam hợp tác phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông
Ông Nam Chan Woo - Cục trưởng Cục Chính sách báo chí (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc) mong muốn thời gian tới Hàn Quốc và Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ, phát triển lĩnh vực thông tin truyền thông.
Trong khuôn khổ hội nghị AMRI 16 diễn ra tại THÀNH PHỐ Đà Nẵng, chiều 22/9, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc do ông Nam Chan Woo - Cục trưởng Cục Chính sách báo chí dẫn đầu.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi lời cảm ơn đến đoàn Hàn Quốc đã đến tham dự hội nghị AMRI 16. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Hàn Quốc chia sẻ những kinh nghiệm nước này đạt được trong lĩnh vực ICT và chống tin giả.
Ông Nam Chan Woo cho biết, vấn đề chống tin giả không chỉ Hàn Quốc mà các nước cũng đang gặp phải thách thức. Chính phủ Hàn Quốc luôn coi trọng phát triển lĩnh vực ICT và thiết lập các cơ chế chính sách, các nền tảng để lọc tin giả. Hiện nay, Hàn Quốc đã có các ứng dụng để lọc thông tin giả, ảnh giả mạo. Tuy nhiên, giữa Hàn Quốc và Việt Nam đang gặp những khó khăn chung trong việc xử lý tin giả trên nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới.
“Chúng tôi biết Việt Nam cũng đang đẩy mạnh trong việc chống tin giả, tin sai sự thật. Tôi nghĩ, để xử lý được vấn đề này, hai nước cần phải phát triển các nền tảng công nghệ ICT, AI và phối hợp với các cơ quan hợp tác quốc tế…”, ông Nam Chan Woo chia sẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam hiện nay đang triển khai công nghệ lọc tin giả dạng text, đã đưa công nghệ AI để xác định tin giả, đồng thời đang trong giai đoạn phát triển hệ thống lọc ảnh. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề xuất thời gian tới giữa hai Bộ sẽ có một thỏa thuận hợp tác, trong đó có lĩnh vực báo chí truyền thông và Vụ Hợp tác quốc tế sẽ là đầu mối để phối hợp.
Cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đón tiếp Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Thái Lan bà Puangpet Chunlaiad, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia Fahmi Fadzil. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng của các nước đã trao đổi, chia sẻ về các nội dung như chuyển đổi số; tăng cường tuyên truyền giới thiệu về văn hóa, hình ảnh đẹp của các nước đến với người dân; lĩnh vực truyền thông, báo chí…
- Việt Nam hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số báo chí với Brunei
Việt Nam và Brunei đề xuất thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác, chia sẻ về lĩnh vực thông tin và truyền thông, trong đó có chuyển đổi số báo chí.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng thông tin ASEAN lần thứ 16 (AMRI 16) diễn ra tại THÀNH PHỐ Đà Nẵng, sáng 23/9, Bộ trưởng Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp ông Pehin Dato Haji Awang Halbi, Bộ trưởng phụ trách về tin tức chính phủ và truyền hình tại Văn phòng Thủ tướng Brunei.
Tại buổi tiếp, hai Bộ trưởng đã có những chia sẻ về các vấn đề như quản lý mạng xã hội, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình, quản lý nội dung thông tin trên mạng xã hội…
Việt Nam và Brunei đề xuất thời gian tới sẽ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nội dung thông tin trên mạng xã hội và xử lý tin giả; hợp tác chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số báo chí.
Brunei hiện đang ưu tiên đẩy mạnh xử lý tin giả, tin xấu độc, xây dựng không gian mạng lành mạnh, an toàn thông qua một số cơ chế như: Đường dây nóng quốc gia; Uỷ ban Chính phủ về phòng chống tin giả; Chiến dịch nhận thức cho người dân thông qua các tài khoản truyền hình, đài phát thanh và mạng xã hội của chính phủ.
Văn phòng Thủ tướng nước này duy trì liên lạc trực tiếp và thường xuyên với các nền tảng truyền thông xã hội để gỡ bỏ tin giả khi được yêu cầu khẩn cấp.
Hội nghị Bộ trưởng thông tin ASEAN lần thứ 16 có ý nghĩa quan trọng, thể hiện vai trò chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam trong đối ngoại đa phương và khẳng định ý nghĩa của hợp tác ASEAN.
- Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến xây dựng không gian mạng lành mạnh tại AMRI 16
Ngày 23/9, tại Đà Nẵng, Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG tổ chức họp báo thông báo các kết quả chính của Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (AMRI 16) và Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 lần thứ 7 (AMRI+3).
Thứ trưởng Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Nguyễn Thanh Lâm cho biết, kết quả tại hội nghị AMRI 16, các Bộ trưởng đã khẳng định và định vị vai trò của ngành thông tin trong giai đoạn mới là từ ‘thông tin’ tới ‘tri thức’, thông tin sẽ trở thành một phương tiện tích cực cho việc học tập trọn đời và nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật số cho công dân ASEAN. Đây là xu thế tất yếu của chuyển đổi số, ảnh hưởng của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).
Các Bộ trưởng khuyến khích đối thoại và gắn kết nhiều hơn nữa giữa truyền thông, cộng đồng và người dân nhằm thúc đẩy toàn diện hơn về thông tin, kêu gọi sự hợp tác của khu vực để xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh thông qua nâng cao năng lực số, thúc đẩy tối đa hóa các nguồn thông tin đáng tin cậy để xây dựng lòng tin, định hướng dư luận, tăng cường kỹ năng số cho công dân ASEAN, đặc biệt là thế hệ trẻ và người cao tuổi.
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng phụ trách thông tin ASEAN đã thông qua các văn kiện mới, ghi nhận kết quả và tiến trình đạt được của các khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực thông tin bao gồm:
Thông qua tuyên bố tầm nhìn AMRI ASEAN 2035, hướng tới một ngành Thông tin Truyền thông có tính chuyển đổi, thích ứng, tự cường nhằm thúc đẩy tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và hỗ trợ triển khai kế hoạch tương ứng trên 3 trụ cột ASEAN.
Thông qua tuyên bố Đà Nẵng về "Truyền thông: Từ Thông tin đến Tri thức vì một ASEAN Tự cường và Thích ứng". Thông qua kế hoạch hành động của Nhóm Đặc trách ASEAN về tin giả (PoA of TFFN).
Cùng với đó, thông qua hướng dẫn quản lý thông tin của Chính phủ trong việc chống lại thông tin giả mạo và thông tin sai sự thật trong truyền thông bằng cách xây dựng khuôn khổ về cách các chính phủ có thể ứng phó; thiết lập các tiêu chuẩn và thông lệ tốt cho các quan chức thông tin của chính phủ; cải thiện sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng hoặc các trường hợp khẩn cấp và để đảm bảo rằng thông tin của chính phủ chính xác, minh bạch và có trách nhiệm.
Đồng thời, cập nhật tiến độ thực hiện kế hoạch chiến lược dành cho Thông tin Truyền thông ASEAN (2016-2025) cũng như ủng hộ xây dựng kế hoạch cho giai đoạn mới, đóng góp hơn cho việc hiện thực hóa vai trò của Thông tin Truyền thông đối với thúc đẩy xây dựng ASEAN tự cường và thích ứng, phù hợp với Tuyên bố Tầm nhìn AMRI.
Phê duyệt các báo cáo kết quả từ 3 nhóm công tác trực thuộc hội nghị Quan chức cấp cao phụ trách về Thông tin ASEAN (SOMRI) và đánh giá cao tầm quan trọng của 3 nhóm công tác nhằm tiếp tục phát triển lĩnh vực thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số nhanh chóng cũng như thúc đẩy không gian mạng an toàn và bảo mật cho mọi công dân ASEAN, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội bao gồm người già, thanh niên, trẻ em và người khuyết tật…
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ thêm, tại hội nghị lần này, chủ nhà Việt Nam đã mang đến những sáng kiến và thông điệp liên quan đến vấn đề giáo dục nhận thức, đặc biệt là nhận thức số cho công dân. Đồng thời, bắt buộc phải có những phương pháp để buộc các nền tảng truyền thông xuyên biên giới tuân thủ đầy đủ pháp luật của các quốc gia, quy tắc ứng xử quốc gia, khu vực liên quan những vấn đề nhạy cảm như văn hóa, bản sắc… Ngoài ra, bảo vệ cho công dân không chỉ đơn thuần chống tin giả, mà phải làm cho thông tin chính thống (truyền thông nhà nước) có thể xuất hiện trên nền tảng số để người dân có thể tiếp cận dễ dàng. Cuối cùng, chuyển đổi số toàn bộ thông tin cơ sở.
Hội nghị đã nhất trí triệu tập Hội nghị AMRI lần thứ 17 và các Hội nghị Liên quan tại Brunei vào năm 2025. Các Hội nghị đã diễn ra trên tinh thần đoàn kết và hữu nghị truyền thống của ASEAN.
- Dữ liệu số càng chia sẻ, càng sử dụng sẽ càng tạo ra nhiều giá trị
“Các bộ, ngành địa phương muốn thúc đẩy chuyển đổi số tại lĩnh vực, địa bàn của mình thì cần tập trung thúc đẩy phát triển dữ liệu ngành, dữ liệu của địa phương mình. Dữ liệu càng chia sẻ, càng được sử dụng nhiều thì càng tạo ra nhiều giá trị”
Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG) Nguyễn Huy Dũng tại hội thảo hợp tác phát triển công nghệ thông tin - truyền thông ngày 22/9.
Hội thảo do Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG, ỦY BAN NHÂN DÂNtỉnh Bình Định, Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức, với sự tham dự của gần 800 đại biểu từ các bộ, ngành, nhiều địa phương. Nội dung trọng tâm của hội thảo là dữ liệu số và các nền tảng hỗ trợ ra quyết định.
Theo Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG, hội thảo là diễn đàn đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, tạo cơ hội đoàn kết, hợp tác phát triển giữa các tỉnh, thành trong cả nước về lĩnh vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG ; chuyển đổi số, nhằm hoàn thiện mô hình chính quyền số, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hội thảo cũng là dịp để các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG , chuyển đổi số trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm hợp tác, đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển ứng dụng CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG trong xu hướng đáp ứng phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Theo Thứ trưởng Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Nguyễn Huy Dũng, dữ liệu số và nền tảng số là những thành tố cơ bản trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Dữ liệu được sinh ra từ các nền tảng và được khai thác bởi các nền tảng. Có dữ liệu thì nền tảng mới hoạt động hiệu quả, sử dụng nền tảng thì sinh ra thêm các dữ liệu mới. Hai thành tố này độc lập nhưng gắn kết chặt chẽ và không thể tách rời.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂNtỉnh Bình Định, nói tình hình chuyển đổi số của tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp đã từng bước dựa vào dữ liệu. Công nghiệp CÔNG NGHỆ THÔNG TIN có nhiều khởi sắc với việc hình thành khu công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định và sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, Bình Định đang phấn đấu xây dựng THÀNH PHỐ Quy Nhơn trở thành một trong những trung tâm trí tuệ nhân tạo của cả nước trong thời gian đến.
Ông Phùng Văn Ổn, Phó chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, cho rằng chuyển đổi số chính là cơ hội để Bình Định và các tỉnh miền Trung bứt phá và tận dụng cơ hội để cải thiện ứng dụng CÔNG NGHỆ THÔNG TIN trong mọi lĩnh vực, nhất là xây dựng chính quyền điện tử, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cũng tại hội thảo, Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ kết nạp Trung tâm CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG tỉnh Bình Định là thành viên chuỗi công viên phần mềm Quang Trung; ký biên bản ghi nhớ về việc phối hợp triển khai, thúc đẩy chữ ký số trên địa bàn tỉnh Bình Định; công bố báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG Việt Nam năm 2022 (VietNam ICT Index 2022)...
- Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số
Ngày 13/9, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo "Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số" với sự tham dự của gần 200 đại biểu.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nhấn mạnh: "Bảo vệ được quyền tác giả sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và tạo động lực cho nhà báo, cơ quan báo chí đầu tư vào dự án phát triển nội dung, dự án đổi mới sáng tạo báo chí. Bảo vệ bản quyền báo chí là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông hiện nay".
Bà Phạm Thị Thanh Huyền, Tổng biên tập báo Đại biểu Nhân dân, nêu rõ cách mạng 4.0 đã mang đến sự thay đổi lớn lao về công nghệ, thay đổi cả công nghệ làm báo và thay đổi hành vi của độc giả. Trong bối cảnh đó, báo chí không có cách nào khác là phải chuyển đổi số để tồn tại và phát triển. Nhờ chuyển đổi số, nhiều cơ quan báo chí ngày càng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại hơn.
"Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số báo chí cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề bản quyền trên môi trường số, đòi hỏi có giải pháp bảo vệ hiệu quả, đặc biệt là giải pháp công nghệ và hoàn thiện hành lang pháp lý", bà Phạm Thị Thanh Huyền nói.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các tham luận: Cơ sở pháp lý về vấn đề bảo vệ bản quyền ở các cơ quan báo chí hiện nay do ông Nguyễn Đức Hiển, Phó tổng biên tập báo Pháp luật THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trình bày; Bảo vệ bản quyền từ góc nhìn kinh tế báo chí - truyền thông, do ông Nguyễn Minh Đức, Tổng biên tập báo Hà Nội mới trình bày; Bảo vệ bản quyền số của VTV: Cơ sở pháp lý, thực trạng và kiến nghị do ông Nguyễn Thanh Vân, Phó trưởng Ban Kiểm tra, Đài Truyền hình Việt Nam trình bày; Bảo vệ bản quyền báo chí dưới góc nhìn văn hóa, đạo đức nghề nghiệp do PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam trình bày; Bàn về bảo vệ bản quyền báo chí dưới góc độ bồi thường thiệt hại do luật sư Trần Thị Khánh Hương, Giám đốc Công ty Luật TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Pháp lý - Truyền thông Hà Nội trình bày; và Ứng dụng công nghệ số vào bảo vệ bản quyền báo chí do ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số, Hội Truyền thông số Việt Nam trình bày.
Tiếp đó là phần thảo luận với sự tham gia của các diễn giả: Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; Ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Đo kiểm phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử; Ông Nguyễn Văn Bá, Tổng biên tập Vietnamnet; Ông Vũ Gia Luyện, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin của Mobifone; Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông.
Các diễn giả trao đổi sâu về các giải pháp giúp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số đạt hiệu quả cao nhất; trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp công nghệ và đề xuất nhiều kiến nghị nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ bản quyền.
Trong khuôn khổ hội thảo cũng diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam về "Nâng cao năng lực, kiến thức thực thi pháp luật bản quyền, phổ biến kiến thức và đạo đức văn hóa cơ quan báo chí trong thực thi bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí".
- Thúc đẩy xu hướng xác thực mạnh không mật khẩu
Hội nghị FIDO châu Á - Thái Bình Dương về xác thực mạnh không mật khẩu đã diễn ra thành công với sự tham gia của gần 400 đại biểu. Hội nghị được tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng tổ chức bởi Cục An toàn thông tin, Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới - FIDO Alliance (trụ sở tại Mỹ) và Công ty cổ phần dịch vụ an ninh mạng VinCSS (thuộc Tập đoàn Vingroup).
Với chủ đề "Kết nối khu vực vì tương lai số an toàn với xác thực mạnh không mật khẩu", sự kiện đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi thẳng thắn giữa đại diện các chính phủ, hiệp hội với doanh nghiệp và cộng đồng để cùng hoạch định chiến lược triển khai công nghệ xác thực mạnh không mật khẩu vào đời sống. Từ đó góp phần bảo vệ tiến trình chuyển đổi số diễn ra nhanh và bền vững trên toàn khu vực.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Đăng Khoa, Phó cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, cho biết: Việt Nam cùng các quốc gia trong khu vực đang trong quá trình chuyển đổi từ xác thực truyền thống sang xác thực mạnh không mật khẩu, mục tiêu không chỉ để tăng cường an toàn thông tin mạng mà còn giúp giảm chi phí vận hành và tối ưu trải nghiệm sử dụng cho các sản phẩm, dịch vụ số.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Ngọc Duy Trác, Tổng giám đốc Công ty VinCSS cho rằng, phương thức xác thực theo tiêu chuẩn công nghiệp mở toàn cầu FIDO2 đang dẫn dắt một làn sóng chuyển đổi không thể đảo ngược trên toàn thế giới, do đây là công nghệ duy nhất hiện nay giải quyết trọn vẹn cả ba khía cạnh của xác thực, đó là: an toàn, chi phí hợp lý và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Hiện Big Tech như Apple, Amazon, Microsoft, Google, Intel, Meta… đều đã tham gia FIDO Alliance và đóng vai trò tích cực, đồng thời đã hỗ trợ công nghệ này trên các nền tảng sản phẩm dịch vụ của mình.
Ngoài ra, với định hướng phổ cập và xã hội hóa các dịch vụ số, trong đó có xác thực mạnh không mật khẩu, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã quyết định cử Cục An toàn thông tin làm đại diện tham gia và trở thành một trong 10 thành viên cấp chính phủ của FIDO Alliance, bên cạnh các "cường quốc" về công nghệ thông tin khác như Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc...
Với sự hỗ trợ, tư vấn từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới của FIDO Alliance, Việt Nam sẽ tập trung vào ba trụ cột: Xây dựng và ban hành các chính sách phù hợp; Đẩy mạnh hợp tác công - tư; Hợp tác toàn khu vực cũng như hợp tác toàn cầu trong nỗ lực nâng cao nhận thức, xây dựng năng lực chung.
Tại hội nghị, VinCSS đã ký 7 thỏa thuận hợp tác cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước để ứng dụng công nghệ xác thực không mật khẩu triển khai sâu và rộng tại Việt Nam cũng như toàn khu vực.
- Tắt sóng 2G, đưa người dân lên môi trường số
Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cho biết sẽ tắt sóng 2G vào tháng 9/2024 để thúc đẩy người dùng smarThành phốhone. Đây chính là cơ sở quan trọng để đưa người dân lên môi trường số.
Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt. Trong đó, chương trình đặt mục tiêu phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh đến người dân Việt Nam.
Đây sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn. Khi 100% người dân sử dụng smarThành phốhone sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, nhà mạng có thêm doanh thu và cơ hội phát triển mới.
Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cho biết, để chuẩn bị cho lộ trình tắt sóng 2G, một loạt chính sách đã được đưa ra. Theo đó, từ ngày 1/7/2021, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất” chính thức có hiệu lực bắt buộc các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên.
Thứ trưởng Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Phạm Đức Long cho biết, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G. Giấy phép tần số cấp cho các nhà mạng triển khai mạng 2G sẽ hết hạn vào tháng 9/2024. Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG sẽ quy hoạch lại, các băng tần 1800MHz, 1900MHz tới đây sẽ không phục vụ cho máy 2G Only.
Theo thống kê, hiện ở Việt Nam có khoảng 15 triệu máy 4G không thể sử dụng thoại chất lượng cao VoLTE, tin nhắn trên mạng 4G, phải dùng xuống mạng 2G, 3G. Đại diện Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cũng cho hay, chu kỳ sử dụng của một thiết bị đầu cuối là khoảng 3 năm. Kể từ năm 2020, Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG đã ra quy định cấm nhập khẩu máy 2G.
Để bảo vệ quyền lợi người dân khi thực hiện tắt sóng trạm 2G, Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG đã chỉ đạo các sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG triển khai cuộc kiểm tra trên địa bàn cả nước nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc nhập khẩu, phân phối, lưu thông, mua bán thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất trái quy định của pháp luật.
Đồng thời, Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG đề nghị các sSở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG chủ động rà soát, và dựa theo tình hình thực tế để lên kế hoạch kiểm tra chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh mô hình chuỗi, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đơn lẻ trên địa bàn, đảm bảo không còn máy điện thoại di động 2G Only, 3G Only lưu thông trên địa bàn. Các sSở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG tỉnh, thành phố cũng có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng quản lý thị trường, hải quan, công an... để kiểm tra, ngăn chặn việc mua bán, lưu thông máy điện thoại di động 2G Only, 3G Only vi phạm quy định.
Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cũng đang tính đến phương án quyết liệt hơn là sẽ khóa, không để cho các dòng máy 2G gia nhập mạng mới mà chỉ duy trì những điện thoại 2G hiện đang sử dụng trên hệ thống. Như vậy, sẽ ngăn chặn được dòng điện thoại “cục gạch” nhập lậu tràn vào Việt Nam làm ảnh hướng đến lộ trình tắt sóng 2G. Đây cũng là biện pháp đưa nhanh người dân lên môi trường số.
- Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững
Ngày 21/9, Cục Tin học và thống kê tài chính cùng Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2023 (Vietnam Digital Finance 2023- VDF-2023) với chủ đề "Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững".
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Việt Hà, Cục trưởng Cục Tin học và thống kê tài chính cho biết: Ngày 4/4/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã ký Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023. Theo đó, năm 2023, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tập trung chỉ đạo, điều phối các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các chương trình, chiến lược quốc gia về phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nói riêng.
Ngày 12/4/2023, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 777/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2023, trong đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm như: Chỉ đạo thúc đẩy phát triển dữ liệu lớn về tài chính, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, nền tảng hóa đơn điện tử, nền tảng thuế điện tử; rà soát, chỉnh sửa, bổ sung cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật để chống các hình thức chuyển giá, chuyển thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế các nền tảng số, dịch vụ số, dịch vụ trực tuyến nước ngoài, cung cấp xuyên biên giới...
Đại diện Bộ Tài chính nhận định: Ttrong thời gian qua, toàn ngành tài chính đã thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục thuế, hải quan, kho bạc... giảm thiểu giấy tờ, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Để tiếp tục duy trì các thành tích đạt được và thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân sách Nhà nước, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cần tập trung chỉ đạo, điều phối các đơn vị, đẩy mạnh chuyển đổi số, để đạt được các chỉ tiêu quan trọng của Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng, góp phần giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, mang lại sự hài lòng của người dân, tạo môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Bộ Tài chính và qua đó cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được của Bộ Tài chính trong triển khai thực hiện Nghị quyết 52 nói chung và trong chuyển đổi số nói riêng. Và dữ liệu là khâu tiên phong cho chuyển đối số. Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho "sandbox" của một số ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa có nhiều đột phá. Do đó, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, cơ chế chính sách.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chia sẻ về quản lý rủi ro trong quản lý thuế và áp dụng dữ liệu lớn. Theo đó, ngành thuế tạo lập một hệ thống thông tin, dữ liệu toàn diện về tất cả các rủi ro tuân thủ mà cơ quan thuế phải đối mặt. Ngành thuế tổ chức hệ thống CÔNG NGHỆ THÔNG TIN gồm các phần mềm ứng dụng đánh giá rủi ro để lập kế hoạch thanh tra – kiểm tra; hoàn thuế; quản lý hộ khoán; kiểm tra hồ sơ khai thuế; hóa đơn điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng lưu trữ xử lý dữ liệu lớn, xây dựng hệ thống trao đổi thông tin; lưu trữ, sao lưu dữ liệu phục vụ công tác quản lý rủi ro.
Tại phiên toàn thể với chủ đề: Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững, các diễn giả, các chuyên gia, các nhà quản lý đã thảo luận, chia sẻ các vấn đề về: Huy động nguồn lực tài chính quốc gia cho phát triển bền vững dựa trên dữ liệu số đến năm 2030; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và phát triển dữ liệu ngành tài chính; kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ cho việc phân tích, quản lý thuế theo nguyên tắc rủi ro...
- Hội nghị thường niên Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á tiên phong trong vấn đề vi phạm bản quyền sách trên không gian mạng
Chiều 15/9, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, Hội Xuất bản Việt Nam, Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, Cục Xuất bản – In – Phát hành Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng”.
Chủ trì hội thảo có PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; TIẾN SĨ Đỗ Quang Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xuất bản Việt Nam; ông Nguyễn Nguyên, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; ông Tống Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; bà Đinh Thị Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam.
Phát biểu đề dẫn, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Nguyễn Nguyên cho biết, sự phát triển như vũ bão của Internet và sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ đặc biệt là các công nghệ số đã tạo điều kiện cho các tác giả, chủ sở hữu quyền, các đơn vị xuất bản có thể truyền bá, lưu trữ tác phẩm nhanh chóng và rộng rãi hơn. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển này, các yếu tố quan trọng khác như năng lực quản lý nhà nước, năng lực quản trị của doanh nghiệp, nhà xuất bản và ý thức bảo vệ bản quyền của người sử dụng còn hạn chế khiến tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản ngày càng trở nên nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển ổn định, bền vững của nhiều nền xuất bản, trong đó có các quốc gia ASEAN.
Thực tế, Việt Nam đã có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về bảo vệ bản quyền với các quy định bảo vệ bản quyền tại Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản dưới luật liên quan. Việt Nam cũng xây dựng hệ thống thiết chế quản lý và bảo hộ bản quyền cả ở Trung ương và địa phương cùng nhiều hiệp hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia vào hỗ trợ doanh nghiệp và tác giả bảo vệ bản quyền như: Hội Xuất bản Việt Nam, Hiệp hội quyền sao chép, Trung tâm bản quyền tác giả văn học, Trung tâm bản quyền số... Dẫu vậy, tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam còn khá phức tạp.
Theo ông Nguyễn Nguyên, hành vi vi phạm bản quyền sách trên không gian mạng hiện có 3 hình thức phổ biến, đó là: Bán các sản phẩm sách in giả, sách lậu trên các nền tảng thương mại điện tử, các mạng xã hội phổ biến; Sử dụng các website, ứng dụng (app) OTT được cấp phép, các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài, các app OTT lậu được chia sẻ trên internet, các mạng xã hội phổ biến... để cung cấp các sản phẩm sách số (đọc, nghe, nhìn ); Lợi dụng công nghệ số, nhất là công nghệ AI để tạo ra các tác phẩm nhưng không thực hiện theo đúng quy định về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tại hội thảo, ông Arys Hilman Nugraha, Chủ tịch Hội Xuất bản Indonesia cho biết, vi phạm bản quyền sách đã trở thành một vấn nạn lớn trong ngành xuất bản Indonesia. Thế giới kỹ thuật số rất dễ dãi đối với việc vi phạm bản quyền và sao chép bất hợp pháp. Các quy định không có lợi cho các nhà xuất bản sách. Hơn 75% thành viên của Hiệp hội Nhà xuất bản Indonesia (Ikapi) đã phát hiện sách của họ bị vi phạm bản quyền trên các chợ trực tuyến. Thủ tục khiếu nại và loại bỏ sách lậu khỏi chợ không hề dễ dàng. Các sàn thương mại thậm chí có thể trốn tránh trách nhiệm phân phối các sản phẩm bất hợp pháp.
Ông Atty. Dominador D. Buhain, Chủ tịch Hội Xuất bản Philippines cho biết, tại Philippines, những kẻ bắt chước và sao chép tràn lan các tác phẩm của người khác bất hợp pháp - đang nhắm mục tiêu vào ngành xuất bản. Để ngăn chặn tình trạng này, chính phủ Philippines cử một cơ quan phụ trách bảo vệ bản quyền, nhằm khẳng định tầm quan trọng của giáo dục ý thức bản quyền và thúc đẩy các khuôn khổ pháp lý tạo ra sự thay đổi lâu dài trong việc giải quyết tình trạng vi phạm bản quyền.
Theo Giám đốc Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lâm Đình Thắng, thời gian qua, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đã thực hiện nhiều chính sách phát triển, mở rộng thị trường xuất bản, thúc đẩy văn hóa đọc. Tuy nhiên các giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi in sách lậu, vi phạm bản quyền trên không gian mạng chưa thật sự đồng bộ và quyết liệt.
Giám đốc Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cũng đề xuất các giải pháp như kiến nghị Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG , Bộ Công an cùng các cơ quan liên quan tổng hợp, rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến hành vi vi phạm bản quyền; đặt hàng các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ để phát triển giải pháp liên quan đến bảo vệ bản quyền; tuyên truyền nâng cao nhận thức, đặc biệt là trong ngành giáo dục; đồng thời cần có kênh thông tin để lắng nghe hiến kế từ người dân, bạn đọc để hạn chế sách in lậu và có nhiều hơn những buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giải pháp từ các đơn vị xuất bản đến từ các quốc gia Đông Nam Á và trên thế giới.
- Trang bị kỹ năng nhận diện thông tin xấu, độc trên mạng cho cán bộ cấp xã
Kỹ năng nhận diện thông tin xấu, độc trên không gian mạng là 1 trong 16 chuyên đề của chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức các xã, vừa được Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG phê duyệt.
Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG vừa có quyết định phê duyệt Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Chương trình hướng tới nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức tại các xã thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Chương trình là đảm bảo tỷ lệ cán bộ, công chức tại các xã thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin đạt tối thiểu 80% với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; 100% đối với các xã còn lại.
Trong Chương trình mới phê duyệt, Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cũng xác định rõ các đối tượng bồi dưỡng, tập huấn cụ thể của Chương trình, bao gồm: Thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng; cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể các xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về các xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của các xã; người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu như cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn (bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn)… cũng có thể tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Nội dung bồi dưỡng sẽ tập trung vào 16 chuyên đề theo 2 nhóm: Các nội dung cơ bản về kiến thức, kỹ năng trong triển khai chuyển đổi số; những nội dung cơ bản về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Trong đó, các nội dung cơ bản về kiến thức, kỹ năng trong triển khai chuyển đổi số gồm 9 chuyên đề: Kiến thức về chuyển đổi số; kỹ năng xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch chuyển đổi số xã; kiến thức, kỹ năng sử dụng, khai thác hạ tầng số của cán bộ, công chức; kiến thức, kỹ năng sử dụng và khai thác nền tảng số cho cán bộ, công chức; kiến thức, kỹ năng tạo lập, sử dụng và khai thác dữ liệu số của cán bộ công chức; kiến thức, kỹ năng sử dụng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cán bộ, công chức; kiến thức, kỹ năng thực hiện các giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước của các cán bộ, công chức; kiến thức, kỹ năng của cán bộ, công chức trong hoạt động phổ cập kỹ năng số cộng đồng; giới thiệu các điển hình về chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam.
Các chuyên đề trang bị kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức các xã gồm có: Kiến thức tổng quan về an toàn thông tin và các nguy cơ mất an toàn thông tin; kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi sử dụng máy tính và bảo vệ dữ liệu; kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng thư điện tử và giao dịch trực tuyến; kiến thức, kỹ năng phòng chống mã độc và virus; kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị di động, thiết bị thông minh; kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị không dây; kiến thức, kỹ năng nhận diện thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
Cách đào tạo, bồi dưỡng mới – trực tuyến qua nền tảng số tiếp tục được Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG áp dụng trong Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức và kỹ năng về chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các cán bộ, công chức cấp xã.
Cục Chuyển đổi số quốc gia được giao chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin và các đơn vị chức năng của Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG, các cơ quan liên quan và chuyên gia tổ chức biên soạn, xây dựng tài liệu, học liệu, bài giảng điện tử, câu hỏi kiểm tra, đánh giá phục vụ bồi dưỡng, tập huấn; thúc đẩy sử dụng nền tảng học trực tuyến mở đại trà.
Các Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG có trách nhiệm tham mưu công tác quản lý thực hiện nhiệm vụ tại địa phương phù hợp với điều kiện cụ thể, phân cấp quản lý và chỉ đạo của ỦY BAN NHÂN DÂNcác tỉnh thành phố, trong đó có việc phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia trong tổ chức triển khai Chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức các xã.
Thời gian qua, Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cũng tích cực đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới để ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc trên mạng. Cụ thể, trong tháng 8 vừa qua, theo yêu cầu của Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 295 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước (đạt tỷ lệ 90%); Google đã gỡ 764 video vi phạm trên YouTube (tỷ lệ 95%); TikTok đã gỡ bỏ 30 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực (tỷ lệ 92%). Đặc biệt, Google đã gỡ 5 kênh (chứa 18.900 video) chống phá Đảng, Nhà nước có lượt đăng ký và lượt xem rất lớn.
- Diễn đàn Nghị sỹ trẻ: Chú trọng vai trò thanh niên trong chuyển đổi số
Chiều 15/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), hội nghị bước vào hai phiên thảo luận “Chuyển đổi số” và “Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp.”
Với hơn 500 nghị sĩ trẻ, đại biểu đến từ các nghị viện thành viên Liên minh nghị viện thế giới và đại diện những tổ chức quốc tế; các đại sứ, đại diện cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ chín do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức là hội nghị có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất rằng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là xu thế tất yếu trên thế giới hiện nay. Những tiềm năng từ công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo cần phải được khai thác để đẩy nhanh quá trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Trong quá trình đó, giới trẻ nói chung và các nghị sĩ trẻ nói riêng đóng vai trò quan trọng.
Theo Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI Dan Carden, thanh niên hiện chiếm 50% dân số thế giới. Người trẻ hiện tiên phong, đóng góp năng động, linh hoạt và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, công nghệ… Thế hệ trẻ có sứ mệnh hết sức to lớn là làm thay đổi cơ bản mô hình phát triển của nhân loại theo hướng bền vững. Để làm được điều đó, cần tạo điều kiện để phát huy cao nhất những thế mạnh của giới trẻ, tạo điều kiện để người trẻ góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng, nhất là trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo.
Còn Chủ tịch LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI Duarte Pacheco chỉ ra rằng, với lợi thế được sinh ra trong thế giới kỹ thuật số, các nghị sĩ trẻ cần trở thành người đi đầu trong việc áp dụng công nghệ để giải quyết những thách thức mà thế giới đang đối mặt, dẫn đầu để chủ động định hình tương lai mong muốn.
Các phát biểu tại hội nghị nêu bật về sự cần thiết hoàn thiện thể chế trong đổi mới, thử nghiệm những mô hình mới, triển khai các ứng dụng mới, nền tảng số để tăng tốc chuyển đổi số. Đồng thời, phổ cập kết nối số, đào tạo, nâng cao nhận thức số, văn hóa số và kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là giới trẻ.
Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI Dan Carden nhấn mạnh, cần nâng cao năng lực thể chế, tạo cơ hội để người trẻ được nói lên tiếng nói của mình trong quá trình hoạch định chính sách, qua đó tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa các nghị viện với cộng đồng và người dân. Ông Dan Carden cho hay, hiện, chỉ có 2,8% nghị sĩ ở nghị viện của các nước là những người dưới 30 tuổi.
Theo bà Yetunde Bakare, từ Tổ chức YIAGA Africa ở Nigeria, với công nghệ số, các nghị sĩ trẻ có thể mở rộng hiểu biết, nâng cao ý thức của người dân, đồng thời khuyến khích người dân tham gia tiến trình lập pháp. Khi đó, công việc của các nghị sĩ sẽ thực chất hơn, góp phần nâng cao tính minh bạch giải trình của các nghị sĩ. Vì vậy, các nghị viện cần quan tâm các biện pháp thúc đẩy đầu tư kỹ năng số của thế hệ trẻ.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bá Mạc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn) nêu quan điểm: Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Để chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đem lại hiệu quả, góp phần vào quá trình hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững, yếu tố nền tảng quan trọng nhất là phải hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm thúc đẩy hạ tầng số, hệ sinh thái số, các giải pháp hiệu quả gắn kết chuyển đổi số với phát triển bền vững và không bỏ lại ai ở phía sau.
Thượng nghị sĩ Kenya, ông John Methu cho biết, tương tự nhiều nước trên thế giới, Kenya chú trọng chuyển đổi số và đặc biệt là phát huy vai trò của thanh niên trong quá trình này, bởi người trẻ tuổi chiếm tới 60% dân số nước này. Thượng nghị sĩ John Methu chỉ rõ, cần hết sức chú trọng trách nhiệm đối với thế hệ trẻ và đặc biệt là các nghị sĩ trẻ đối với vấn đề hết sức quan trọng này.
Chủ tịch LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI Duarte Pacheco chỉ ra rằng, việc áp dụng công nghệ vào các hoạt động của các nghị viện là rất quan trọng, giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động chính trị, để tất cả mọi người có thể nhìn thấy và tham gia. Theo ông Pacheco, các nghị sĩ trẻ hoàn toàn có thể góp phần mang lại làn sóng thay đổi này.
Tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ chín, các đại biểu đề xuất thúc đẩy mạng lưới nghị sĩ trẻ toàn cầu về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ của Diễn dàn Nghị sĩ trẻ để thảo luận nội dung về đổi mới sáng tạo và những xu hướng công nghệ mới, chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới, sáng tạo. Đồng thời, lồng ghép đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số vào trong chương trình nghị sự hoặc các cuộc thảo luận của LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI sau này.
- Vinh danh những doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc nhất năm 2023
Sáng 22/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và vinh danh TOP 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023.
Chương trình TOP 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam là chương trình bình chọn và công nhận các doanh nghiệp có uy tín và năng lực hàng đầu của Việt Nam do HIỆP HỘI PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2014.
Chương trình đã giới thiệu và kết nối hợp tác các doanh nghiệp được lựa chọn với các đối tác trong nước, quốc tế và luôn nhận được sự đánh giá cao của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, đối tác, hỗ trợ rất hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động marketing, truyền thông và thúc đẩy hợp tác.
Được phát động từ ngày 5/6/2023, sau 2 tháng phát động, chương trình năm nay đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của 155 đề cử trong 25 lĩnh vực từ 97 doanh nghiệp.
Ngày 27/8/2023, Hội đồng đánh giá do ông Trần Văn Tùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - làm Chủ tịch và hơn 20 thành viên hội đồng gồm các đại diện từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các chuyên gia công nghệ, kinh tế, quản trị doanh nghiệp, các nhà báo đã nhất trí lựa chọn 104 đề cử xứng đáng vinh danh TOP 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023.
Phát biểu khai mạc trong lễ vinh danh, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch HIỆP HỘI PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM - cho rằng, ngành công nghệ thông tin đã là một trong những hướng chiến lược của Việt Nam để tiến lên và song hành với các nước lớn trên thế giới.
Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu năm 2022 của các doanh nghiệp được vinh danh TOP 10 năm nay đạt 164.026 tỉ đồng, tương đương hơn 7 tỉ USD, chiếm 43,75% tổng doanh thu của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, với tổng số nhân sự lên đến 136.000 người. Riêng 13 doanh nghiệp công nghệ số nghìn tỉ có doanh thu 119.000 tỉ đồng, tương đương 5,1 tỉ USD, sử dụng 111.600 lao động.
Dù vẫn ở trong giai đoạn kinh tế biến động nhưng các doanh nghiệp công nghệ số vẫn có được mức tăng trưởng ấn tượng. Ở thị trường dịch vụ xuất khẩu có những cái tên như MOR Software, Savvycom ghi nhận mức tăng trưởng gấp 2 lần hay CMC Global với mức tăng trưởng 70%.
Thị trường trong nước ghi nhận những cái tên có con số tăng trưởng lớn như: One Mount tăng 80%, Viettel Cyber Security, FPT Smart Cloud tăng 100%, ITSOL 90%.
Nhiều doanh nghiệp đang đầu tư nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới như: chip bán dẫn, Generative AI, Blockchain. Các doanh nghiệp trong nhóm này đang hiện diện tại trên 20 quốc gia, có hàng chục nghìn nhân sự, đang chuyển đổi số cho những doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500, những tập đoàn hàng đầu thế giới như: Airbus, Boeing, Unilever, Hitachi.. và là đối tác của các hãng công nghệ lớn nhất như Google, Microsoft, IBM, AWS...
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ra mắt hệ thống thông minh quản trị thực thi công vụ trên nền tảng số
Với các hệ thống này, lãnh đạo Thành phố có thể nhìn thấy hiệu quả tương tác của người dân với chính quyền, giám sát kết quả xử lý việc tiếp nhận, ý kiến của người dân và chỉ đạo kịp thời từng ý kiến cụ thể…
Sáng 28/9, ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH công bố ra mắt Hệ thống quản trị thực thi trên nền tảng số. Hệ thống này được Sở Thông tin và Truyền thông THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH và Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp triển khai trong vòng 45 ngày, rút ngắn so với kế hoạch 4 tháng theo dự kiến ban đầu.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, hệ thống này có 3 chức năng chính gồm: Tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội, kết quả bộ chỉ tiêu điều hành; Điều hành, quản trị; Giám sát, tương tác giữa người dân với chính quyền.
Các chỉ tiêu thống kê gồm 154 chỉ tiêu cấp Thành phố và 51 chỉ tiêu cấp quận, huyện được phân loại theo lĩnh vực, trình diễn dưới dạng đồ thị, biểu đồ, hình ảnh minh họa giúp lãnh đạo THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, sở ngành, quận, huyện có thể nắm bắt toàn diện, trực quan về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Tính năng này cũng sẽ tổng hợp kết quả điều hành của bộ chỉ số về chuyển đổi số, năng lực cạnh tranh cấp sở, cấp huyện qua từng năm. Từ các Dashboard tổng hợp sẽ giúp lãnh đạo xem xét những điểm yếu kém cần thiết phải khắc phục, điểm tăng tốc phát triển.
Đối với chức năng điều hành, quản trị, lãnh đạo Thành phố có thể nắm thông tin tức thời và đưa ra quyết định thực thi ngay trên các thông số chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên Bộ chỉ số điều hành của thành phố, các chỉ tiêu giao cho các đơn vị triển khai. Chức năng này giúp điều hành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; theo dõi tiến độ triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội (nhóm này đang theo dõi 8 nhóm nhiệm vụ/giải pháp)...
Điều đặc biệt của hệ thống là tự động gom nhóm cảnh báo (nhóm chỉ tiêu nguy cơ không đạt xuất hiện đầu tiên) và lãnh đạo thành phố có thể gửi yêu cầu giải trình đối với từng chỉ tiêu mà các đơn vị đã báo cáo.
Chức năng thứ ba, hệ thống giám sát, tương tác giữa người dân với chính quyền thành phố. Với các hệ thống này, lãnh đạo Thành phố có thể nhìn thấy thời gian thực sự tương tác của người dân với chính quyền, giúp lãnh đạo thành phố giám sát kết quả xử lý việc tiếp nhận, ý kiến của người dân với từng đơn vị, đơn vị nào xử lý đúng hạn, đơn vị nào xử lý trễ hạn và chỉ đạo trực tiếp trên từng ý kiến cụ thể.
Trước mắt, tính năng này theo dõi theo 5 nhóm: tiếp nhận hiến kế của người dân; bản đồ thể chế, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và dịch vụ công, cổng thông tin 1022, tổng đài khẩn cấp liên thông 113 - 114 - 115 và cổng thông tin đối thoại doanh nghiệp.
Ngoài ra, hệ thống xây dựng dưới kiến trúc mở, sẵn sàng mở rộng tích hợp các hệ thống thành phần khi cần thiết. Các sở, ngành, quận, huyện sẽ có các hệ thống theo dõi riêng được tích hợp tại đây...
Do hệ thống được xác thực định danh người dùng trên cơ sở dữ liệu cán bộ công chức Thành phố nên đây cũng là giải pháp kỹ thuật giúp đăng nhập tất cả hệ thống thông tin bằng tài khoản/mật khẩu riêng biệt của từng cá nhân cán bộ, công chức khi tham gia một nền tảng dùng chung.
Đồng thời, hệ thống cũng được phân quyền về sở, ngành, quận, huyện, giúp các cấp có thể nắm bắt tổng quan về tình hình phát triển của địa phương, đơn vị...
Sau khi hệ thống đưa vào vận hành, Thành phố sẽ có đủ dữ liệu để dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Đây sẽ là nền tảng cho việc xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh đúng theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI.
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH mắt Trung tâm điện tử và vi mạch bán dẫn
Chiều 6/9, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH tổ chức lễ ra mắt Trung tâm điện tử và vi mạch bán dẫn. Đến dự có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Văn Mãi; Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vũ Hải Quân…
Phát biểu tại lễ ra mắt, PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cho biết, việc ra mắt Trung tâm điện tử và vi mạch bán dẫn - TRUNG TÂM ĐIỆN TỬ VÀ VI MẠCH BÁN DẪN nhằm mục đích phát triển các ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn của Việt Nam giai đoạn tới. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải có chủ đích và được chọn lọc nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển các doanh nghiệp trong nước.
Theo PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Nguyễn Anh Thi, trên cơ sở kết quả thí điểm tích cực ban đầu đối với hai trung tâm SCDC và IETC, Ban Quản lý và Công ty Synopsys trong thời gian qua đã quyết định mở rộng hợp tác, bổ sung chương trình ươm tạo vi mạch nhằm hướng đến hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp thiết kế vi mạch trong nước.
“Đây là mô hình hợp tác đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á. Cùng với việc mở rộng hợp tác này, với mục tiêu hình thành một đơn vị đào tạo có quy mô đủ lớn để có thể đáp ứng các yêu cầu của các nhà đầu tư lớn và tạo điều kiện để thu hút các chương trình hợp tác quốc tế có quy mô lớn hơn trong tương lai, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao đã quyết định hợp nhất hai mô hình SCDC và IETC thành một trung tâm có quy mô lớn hơn là Trung tâm đào tạo điện tử, vi mạch bán dẫn” - PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Nguyễn Anh Thi nhấn mạnh.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao việc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ra mắt Trung tâm điện tử và vi mạch bán dẫn - TRUNG TÂM ĐIỆN TỬ VÀ VI MẠCH BÁN DẪN . Đây là một dấu ấn quan trọng trong thời điểm THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đang thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển THÀNH PHỐ, rất cần một động lực mới để phát triển và TRUNG TÂM ĐIỆN TỬ VÀ VI MẠCH BÁN DẪN là một bước khởi đầu rất hứa hẹn.
Theo đồng chí Trần Hồng Hà, mô hình phát hiện kinh tế trí thức và cuộc cách mạng chuyển đổi số đang chiếm ưu thế, đóng vai trò tiên phong. Trong đó, ngành công nghiệp vi mạch và bán dẫn của Việt Nam đang có cơ hội lớn để phát triển.
Đồng chí Trần Hồng Hà nhấn mạnh, công nghiệp vi mạnh và bán dẫn là ngành công nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên là trí tuệ. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao có vai trò then chốt, quyết định và Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể để phát triển nguồn nhân lực trong nước. Đồng thời, cần những chính sách để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực này về Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Văn Mãi mong muốn Thành phố tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để phát triển Khu Công nghệ cao THÀNH PHỐ Theo đồng chí Phan Văn Mãi, hiện ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cũng đang hoàn thiện kế hoạch phát triển Khu Công nghệ cao THÀNH PHỐ giai đoạn 2 và sớm trình Trung ương xin ý kiến.
Với Nghị quyết 98, đồng chí Phan Văn Mãi khẳng định, Thành phố cũng sẽ mạnh dạn thí điểm phát triển khu khoa học công nghệ với nền tảng chính là lĩnh vực chip điện tử, vi mạnh và bán dẫn.
Dịp này, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ký kết hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Du lịch số là động lực chính của kinh tế số
Ngày 7/9, phát biểu tại Diễn đàn du lịch cấp cao "Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận định là ngành có tính hội nhập cao, đòi hỏi tư duy không ngừng đổi mới sáng tạo nhưng để có thể phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, du lịch cần có không gian phát triển mới, phương thức thực hiện hiệu quả hơn. Và chuyển đổi số là chìa khóa giúp giải quyết bài toán này.
Trong những giải pháp trọng tâm mà Việt Nam đang triển khai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần thúc đẩy đầu tư công tập trung vào hạ tầng thiết yếu, xúc tiến, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch; liên kết, kết nối du lịch quốc tế. Lấy đầu tư công, thu hút dẫn dắt đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài.
"Với vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế, du lịch thông minh, du lịch số phải là một trong những động lực chính của nền kinh tế số Việt Nam. Chính phủ mong muốn và hy vọng rằng du lịch sẽ thuộc nhóm ngành đi đầu về chuyển đổi số quốc gia, tạo sự phát triển mới cho ngành và mang lại cảm hứng cho cả đất nước về chuyển đổi số" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Diễn đàn được tổ chức ngay sau lễ khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (ITE HỒ CHÍ MINH) năm 2023. Đây là sự kiện do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH tổ chức trong bối cảnh du lịch toàn cầu đang có những tín hiệu, kết quả phục hồi tích cực và ngành du lịch Việt Nam đang tập trung triển khai Nghị quyết 82/NQ-CP của Chính phủ về đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH phát động Giải thưởng Sáng tạo THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH lần 4 - năm 2025
Tối 8/9, tại Nhà hát Thành phố, ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH tổ chức lễ trao tặng Giải thưởng Sáng tạo THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH lần 3 – năm 2023 và phát động Giải thưởng Sáng tạo THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH lần 4 - năm 2025.
Đến dự có các đồng chí: Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH; Phạm Huy Giang, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH; Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH; Nguyễn Phước Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH; Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Văn Hoan nhấn mạnh, Giải thưởng Sáng tạo THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH qua 3 lần tổ chức đã khẳng định tiềm năng sáng tạo, tinh thần đổi mới không ngừng trong các tầng lớp nhân dân thành phố. Giải thưởng cũng nhằm tôn vinh những cống hiến và những thành tựu xuất sắc trên các lĩnh vực đời sống xã hội của các cơ quan, đơn vị, địa phương, của các doanh nghiệp, tác giả, đồng tác giả đã sinh sống và làm việc trong và ngoài THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
"Các công trình, đề án, sản phẩm sáng tạo được tinh luyện, đã đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Từ đó, cổ vũ, khơi dậy tinh thần thi đua, cảm hứng sáng tạo trong cả hệ thống chính trị thành phố và trong các tầng lớp nhân dân thành phố", Phó Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Văn Hoan chia sẻ.
Theo đồng chí Võ Văn Hoan, quá trình xây dựng và phát triển THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đã minh chứng đây là nơi khơi nguồn của nhiều sáng kiến đổi mới. Đây cũng là nơi kết tinh truyền thống năng động, sáng tạo, nhanh chóng tiếp cận cái mới. Mỗi người dân thành phố đều có khả năng sáng tạo và mang lại giá trị vật chất và tinh thần rất cụ thể. Và quá trình tổ chức giải thưởng vừa qua giúp cho thành phố phát hiện và quy tụ được nhiều chuyên gia, nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức và cá nhân ưu tú với những ý tưởng, những giải pháp, những sản phẩm rất sáng tạo và lan tỏa tích cực trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong cộng đồng dân cư của thành phố.
“Chắc chắn trong các mùa giải sau, Ban Tổ chức Giải thưởng tiếp tục hoàn thiện quy chế, cập nhật các tiêu chí đánh giá giải thưởng đảm bảo phản ánh đúng yêu cầu đổi mới sáng tạo, tổ chức tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để mọi tầng lớp nhân dân thành phố tích cực hưởng ứng. Đồng thời vận động sự tham gia của toàn xã hội để giải thưởng thực sự xứng đáng với tiềm năng sáng tạo to lớn còn ẩn chứa trong cộng đồng nhân dân thành phố”, Phó Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Văn Hoan nhấn mạnh.
Tại lễ trao giải, Phó Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Văn Hoan phát động Giải thưởng Sáng tạo THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH lần 4 - năm 2025. Đồng thời, kêu gọi các ngành, các cấp, các địa phương tiếp tục tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các ý tưởng đột phá gắn với chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sáng tạo vì lợi ích chung.
Trong đó, tập trung nghiên cứu các giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Đặc biệt là 3 Chương trình đột phá, 1 Chương trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025; trong đó có Đề án tổ chức phong trào thi đua sáng tạo và các giải thưởng sáng tạo THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Cùng với đó là việc tập trung triển khai, định hướng các giải pháp sáng tạo có trọng tâm, trọng điểm, lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm sáng tạo.
Đồng thời tập trung các giải pháp, ý tưởng sáng tạo phục vụ cho việc xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết một số vấn đề phức tạp nổi lên trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…
58 công trình, giải pháp, đề tài, tác phẩm đạt Giải thưởng Sáng tạo THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH lần 3 - năm 2023:
- Lĩnh vực 1 (phát triển kinh tế) có 5 giải pháp đạt giải gồm 1 giải Nhì và 4 giải Ba.
- Lĩnh vực 2 (quốc phòng, an ninh) có 5 giải pháp đạt giải gồm 1 giải Nhất, 3 giải Nhì và 1 giải Ba.
- Lĩnh vực 3 (quản lý nhà nước) có 15 giải pháp đạt giải gồm 2 giải Nhì và 13 giải Ba.
- Lĩnh vực 4 (truyền thông) có 4 giải pháp đạt giải gồm 2 giải Nhì và 2 giải Ba.
- Lĩnh vực 5 (văn học nghệ thuật) có 9 tác phẩm đạt giải gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 6 giải Ba.
- Lĩnh vực 6 (khoa học kỹ thuật) có 10 đề tài đạt giải gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 7 giải Ba.
- Lĩnh vực 7 (khởi nghiệp sáng tạo) có 10 giải pháp đạt giải gồm 3 giải Nhì và 7 giải Ba.
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2023
Tuần lễ Chuyển đổi số THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH năm 2023 với chủ đề: “Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số”, bao gồm các chuỗi sự kiện được tổ chức kéo dài xuyên suốt trong tháng 10-2023.
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2023, chiều 29/9, Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH họp báo công bố Tuần lễ Chuyển đổi số THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH năm 2023.
Ban tổ chức cho biết, ngoài các hoạt động truyền thông quảng bá nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số, Tuần lễ Chuyển đổi số THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH năm nay còn có các cuộc thi về chuyển đổi số, ứng dụng AI... ở nhiều lĩnh vực.
Hai hoạt động đáng chú ý của Tuần lễ Chuyển đổi số THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH năm 2023 là chuỗi hội thảo chuyên đề và triển lãm chủ đề “Công nghệ nâng tầm cuộc sống”, tổ chức ngày 4-5/10 và chuỗi hội thảo chuyên đề, triển lãm chủ đề “Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số” tổ chức ngày 17 và 18/10.
Cụ thể, tại các sự kiện ngày 4 và 5/10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH sẽ triển lãm các sản phẩm, giải pháp công nghệ được thiết kế theo 3 trụ cột xã hội số, kinh tế số, chính quyền số. Triển lãm bao gồm các khu gian hàng Smarthome, Fintech, Edtech, Healthtech… giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp, hạ tầng số, nền tảng số, thiết bị phục vụ công việc – Tech4work; các dịch vụ công, Smart City, tiện ích phục vụ người dân, chính quyền. Ngoài ra, sự kiện cũng có khu vực dành riêng cho Startup số.
Ngày 17 và 18/10, triển lãm liên quan đến các kết quả, sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ ứng dụng dữ liệu, AI để tạo ra giá trị của thành phố; trưng bày các sản phẩm dịch vụ tiêu biểu, nổi bật trong thúc đẩy không dùng tiền mặt nói chung, đối với dịch vụ công nói riêng; giới thiệu các xu hướng, trình diễn giải pháp thanh toán số mới nhất cho người dân trên địa bàn THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH của khối ngành ngân hàng, tài chính.
Ở sự kiện này, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cũng dành sẵn một khu riêng trưng bày các sản phẩm chuyển đổi số của ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cùng các sở, ban, ngành như hệ thống dịch vụ công trực tuyến, Bản đồ số THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Tổng đài 1022… để người dân có thể trải nghiệm và đánh giá.
Ông Võ Minh Thành, Phó Giám đốc Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cho biết, tại các triển lãm, không chỉ có doanh nghiệp mà thành phố còn mở cửa cho tất cả người dân tham gia. Đồng thời, người dân khi tham quan tại triển lãm sẽ được cung cấp dịch vụ chữ ký số miễn phí từ các tổ chức, doanh nghiệp, tham gia các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt… để cùng nhau thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH nói riêng và cả nước nói chung.
- Mong báo chí tiên phong trong chuyển đổi số
Chiều 7/9, tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Tập đoàn FPT tổ chức tọa đàm về chuyển đổi số báo chí, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý, nhiều cơ quan báo chí.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe những nội dung chia sẻ về thành tựu đạt được trong quá trình chuyển đổi số tại một số cơ quan báo chí; thách thức đặt ra với các đơn vị trong thời đại số; nhận định về sự tác động của công nghệ trong lĩnh vực báo chí và cơ hội, giải pháp công nghệ trong tương lai. Cùng với đó, những trao đổi, thảo luận được các đại biểu đưa ra thẳng thắn, cởi mở, đóng góp giá trị nội dung sâu sắc, đa chiều.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, thông tin về sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), tính ứng dụng trong các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực truyền thông, báo chí nói riêng.
Qua những trải nghiệm gặp gỡ, làm việc cùng các đơn vị báo chí lớn trên thế giới, cùng những đánh giá, cá nhân, ông đưa ra dự báo về sự thay đổi của tòa soạn số trong tương lai với những con số ấn tượng. Phần trình bày của đại diện Tập đoàn FPT đã đem lại trải nghiệm ấn tượng cho các đại biểu tham dự khi theo dõi ứng dụng công nghệ AI trong việc viết báo, tạo hình ảnh, sáng tác nhạc...
Với chủ đề "Đưa toàn bộ quy trình, hoạt động nghiệp vụ báo chí lên môi trường số", ông Nguyễn Khắc Văn, Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng, đã đưa ra thông tin tổng quan về quá trình chuyển đổi số của đơn vị. Theo đó, Ban Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng nhận thức rõ chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu phải tiến hành trong tất cả hoạt động của cơ quan, bảo đảm sự vận hành quy trình tác nghiệp - xuất bản và kinh tế báo chí theo hướng thống nhất, tận dụng tất cả nguồn lực để sản xuất ra các tác phẩm, sản phẩm báo chí dưới nhiều dạng thức khác nhau, cũng như tạo điều kiện cơ bản để báo tham gia vào hệ sinh thái truyền thông số một cách mạnh mẽ hơn, mở rộng đối tượng công chúng và tạo thêm nguồn thu mới.
Tiếp sau đó, ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, chia sẻ về trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan báo chí trong quá trình chuyển đổi số, trong bối cảnh khó khăn chung khi các đơn vị đang bị suy giảm nghiêm trọng về nguồn thu.
Ông Cao Anh Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HTV), trình bày tham luận với chủ đề "HTV và mục tiêu hướng đến môi trường báo chí đa truyền thông" xuất phát từ chính thực tiễn vận hành của đơn vị.
Cũng tại tọa đàm, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trương Gia Bình đã điều phối hoạt động thảo luận với những phần hỏi - đáp cùng các đại biểu tham dự.
Các vấn đề như bản quyền, quảng cáo trên báo chí, giải pháp công nghệ như nền tảng sử dụng chung, công cụ đánh giá... được các đại biểu đặt ra với những trăn trở và khó khăn đang đối mặt, từ đó đề xuất mong muốn, giải pháp để sớm khắc phục hạn chế đang tồn tại và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, đồng bộ.
- Phát động cuộc thi “Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh 2023”
Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHTHÀNH PHỐ-IC) vừa chính thức phát động Cuộc thi DigiTrans Smart City - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh năm 2023 với chủ đề "Ứng dụng chuyển đổi số trong thành phố thông minh".
Cuộc thi nhận được sự phối hợp của Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (TST), Phòng Khoa học và Công nghệ THÀNH PHỐ Thủ Đức (HỒ CHÍ MINH), Phòng Giáo dục và Đào tạo THÀNH PHỐ Thủ Đức (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) và được đồng hành bởi các cơ quan, đơn vị cùng nhiều tập đoàn, doanh nghiệp có chuyên môn về lĩnh vực ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Cụ thể, cuộc thi "DigiTrans Smart City - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh năm 2023" sẽ là cầu nối để khai phá những tiềm năng từ cộng đồng trí thức trẻ và các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, góp phần tiến đến hoàn thiện các sản phẩm/giải pháp có tính thực tiễn cao có thể áp dụng rộng rãi vào tiến trình xây dựng thành phố thông minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống kinh tế - xã hội nước nhà.
Với quy mô mở rộng về lĩnh vực dự thi, "DigiTrans Smart City - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh năm 2023" được kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 100 đội thi từ cộng đồng hơn 550 startup công nghệ và hơn 100 trường đại học, cao đẳng tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH và các tỉnh thành khác.
Cuộc thi sẽ tập trung vào hoạt động huấn luyện và tư vấn chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng thành phố thông minh, cũng như tập trung nâng cao các kỹ năng cơ bản trong hoạt động xây dựng và phát triển dự án.
Hiện tại, "Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh năm 2023" đã chính thức tiếp nhận đăng ký từ các nhóm dự án, doanh nghiệp có giải pháp chuyển đổi số ứng dụng đến ngày 15/10. Sau đó, ban tổ chức sẽ lựa chọn các sáng kiến nổi bật nhất để tiến vào vòng chung kết.
- Ngày hội Trí tuệ nhân tạo 2023 - Thúc đẩy hệ sinh thái AI tại Việt Nam
Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2023 được kỳ vọng sẽ tập hợp sức mạnh tổng thế để chung tay thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái AI tại Việt Nam.
Với chủ đề "Trí tuệ nhân tạo: Sức mạnh cho cuộc sống," Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2023 đã chính thức khai mạc vào sáng 22/9 tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam là sự kiện thường niên, do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông (FISU). Sự kiện thu hút hàng nghìn lượt đăng ký tham gia của cộng đồng quan tâm trí tuệ nhân tạo trong nước, quốc tế.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam diễn ra trong hai ngày 21-22/9 gồm 4 hoạt động chính: AI Summit, AI Workshop, AI Expo và CTO Summit 2023 - vinh danh công ty có môi trường công nghệ tốt nhất tại Việt Nam.
Xuyên suốt hai ngày là không gian triển lãm AI Expo với 30 gian hàng, trình diễn các sản phẩm ứng dụng AI. Các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước sẽ trình diễn giải pháp ứng dụng công nghệ đa ngành nghề, gian hàng tuyển dụng.
Phiên chính AI Summit được khai mạc sáng 22/9 có sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, tập đoàn lớn, nhà khoa học và đặc biệt là cộng đồng những người quan tâm đến phát triển công nghệ và ứng dụng AI.
Tại diễn đàn này, các diễn giả nổi tiếng trong nước và quốc tế sẽ mang đến câu chuyện thực tế, chia sẻ kinh nghiệm để góp phần kiến tạo phát triển hệ sinh thái AI tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc sự kiện, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam là sáng kiến của bộ và trở thành sự kiện thường niên 5 năm qua, thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, trung tâm nghiên cứu, chung nhiệm vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng đánh giá cao vai trò kết nối của Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam, giúp nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học cả trong và ngoài nước xích lại gần nhau.
"Chúng tôi tin tưởng sẽ có nhiều sản phẩm được giới thiệu tại sự kiện sẽ sớm được kết nối với cộng đồng, ứng dụng vào cuộc sống, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của Việt Nam," Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ khẳng định.
Qua năm năm tổ chức, chương trình thu hút hơn 10 ngàn người tham gia, hơn 100 diễn giả cùng bàn thảo nhằm phát triển hệ sinh thái AI bền vững tại Việt Nam.
Trước ngày khai mạc, chương trình thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan triển lãm AI Expo và dự bốn phiên AI Workshop.
- Các hoạt động giao dịch được “số hóa” bảo đảm chính xác, nhanh chóng
Ngày 15/9, Ban Chuyên đề Công an THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH tổ chức chương trình tọa đàm “Đề án 06 với chuyển đổi số và cải cách hành chính”. Đại tá, PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Bùi Ngọc Giáp, Trưởng Ban Chuyên đề Công an THÀNH PHỐ chủ trì buổi tọa đàm.
Phát biểu tại chương trình, Đại tá, PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Bùi Ngọc Giáp cho rằng, chuyển đổi số quốc gia đã và đang tạo sự bứt phá mạnh mẽ với “3 thế chân kiềng”, đó là Chính phủ số - kinh tế số và xã hội số. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định 1 trong 3 đột phá chiến lược đó là chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số.
Sau hơn một năm rưỡi triển khai thực hiện Đề án 06, 4 cấp chính quyền (Trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã) và các Bộ ban ngành, trong đó Bộ Công an với vai trò là cơ quan thường trực, chủ công đã vào cuộc một cách quyết liệt. Đến nay, việc triển khai thực hiện Đề án 06 đã đạt được những kết quả rất đáng kích lệ, phục vụ đắc lực cho chuyển đổi số quốc gia, giải quyết các thủ tục hành chính trên không gian mạng, được người dân, doanh nghiệp đánh giá rất cao.
Trưởng Ban Chuyên đề Công an THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Ngọc Giáp cũng cho biết, Đề án 06 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là khâu đột phá, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực. Đến nay, sau hơn một năm rưỡi triển khai thực hiện Đề án, vượt qua nhiều rất nhiều khó khăn, thách thức, đã đạt được những kết quả toàn diện, quan trọng, phục vụ đắc lực cho người dân, doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mang lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp, như: có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào, người dân hạn chế đi lại, không tiếp xúc, không giấy tờ, không dùng tiền mặt, loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”, tiết kiệm chi phí rất lớn...
Chú trọng hỗ trợ nhóm đối tượng khó tiếp cận
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thị Trung Trinh khẳng định chuyển đổi số là tất yếu, không chuyển đổi số thì chúng ta sẽ tụt hậu. Việc này đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, quán triệt sâu rộng trong toàn bộ hệ thống chính trị, tuyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân. Muốn vậy phải đào tạo, trang bị kỹ năng cho đội ngũ tuyên truyền có đầy đủ kiến thức, đẩy mạnh kênh tuyên truyền cơ sở, xây dựng các nhóm xung kích đi tuyên truyền đến tận từng nhà…
Phải coi người dân như khách hàng để xây dựng các tiện ích, phần mềm thân thiện, gần gũi, dễ sử dụng đối với người dân, chú trọng hỗ trợ nhóm đối tượng khó tiếp cận; đồng thời, cần công khai minh bạch, làm cho người dân tin tưởng những tiện ích do Đề án mạng lại bằng những việc làm, kết quả cụ thể như cam kết thời gian chính xác giải quyết các thủ tục hành chính, tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức, tiền bạc của người dân, thậm chí có thể tính tới những chính sách cụ thể để thu hút, khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ công, như miễn giảm lệ phí...
Tại tọa đàm, Thượng tá Hồ Thị Lãnh, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cho biết, việc triển khai thực hiện Đề án 06, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Các hoạt động giao dịch được “số hóa” từ phương thức thực hiện thủ công sang thực hiện trên môi trường điện tử, bảo đảm chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn do được xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên cơ sở các thông tin, giấy tờ về cá nhân được tích hợp trên căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh điện tử và được khai thác sử dụng qua ứng dụng VNeID.
Bên cạnh đó, việc chính quyền các cấp đưa các thủ tục hành chính lên cổng Dịch vụ công quốc gia để phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng giúp việc giao dịch, giải quyết được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.
Ngoài ra, các tài khoản người dùng đều được xác thực bảo đảm đúng với danh tính của từng công dân, tạo sự minh bạch, góp phần trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, gian lận, lừa đảo trên không gian mạng...
Một số ý kiến cho rằng, cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân thấy sự tiết kiệm thời gian, chi phí... nhất là phải chỉ ra được lợi ích trong môi trường số có tài nguyên vô tận, có thể khai thác được, làm sao để từ ứng dụng VNeID có thể thấy được bức tranh toàn diện về xã hội số, thấy được đời sống thực trong đó.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có những số liệu thống kê, đánh giá cụ thể để doanh nghiệp và người dân hiểu rõ và tham gia tích cực, như khi tham gia thực hiện thủ tục trực tuyến, họ tiết kiệm được bao nhiêu tiền, công việc được giải quyết nhanh hơn bao nhiêu ngày...
Phần 2: CHỦ ĐIỂM TRONG THÁNG
- Diễn đàn kinh tế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2023: Hành trình tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không là chủ đề rất thiết thực và ý nghĩa, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững hiện nay trên thế giới.
Sáng 15/9, tại Hội trường ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Diễn đàn kinh tế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH năm 2023 chủ đề "Tăng trưởng xanh – hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0" chính thức diễn ra phiên khai mạc.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bí thư Thành ủy THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Nên chia sẻ: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cùng nhiều đô thị khác trên thế giới đã và đang chứng kiến rõ ràng những tác động của biến đổi khí hậu, cùng với những bất cập cần phải giải quyết, thúc giục chúng ta gắn kết chặt chẽ, hành động mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ý thức rõ rằng mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống không còn là lựa chọn tối ưu. Do vậy, Thành phố đã chuyển hướng, kiến tạo một hành trình mới, hành trình tăng trưởng xanh với tầm nhìn cho tương lai bền vững.
Theo đó, Thành phố đang khẩn trương hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, nhằm xây dựng THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trở thành đô thị văn minh, hiện đại nghĩa tình, là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, du khách.
Khung chiến lược xác định người dân là trung tâm của chuyển đổi số, thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế nhằm thực hiện 4 trụ cột, bao gồm: phát triển nguồn lực xanh, xây dựng hạ tầng xanh, phát triển hành vi xanh, xác định ngành và lĩnh vực tiên phong. Sau diễn đàn, Thành phố sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện khung chiến lược và triển khai hành động với nhiệm vụ, mốc thời gian cụ thể.
Theo Bí thư Thành ủy THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Nên, Diễn đàn Diễn đàn kinh tế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH là một trong những hoạt động nhằm hiện thực hóa nội dung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã ký 26/6/2023. Diễn đàn sẽ thảo luận nội dung thành lập trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, nhằm tăng cường hợp tác với các trung tâm cách mạng công nghiệp lần 4 trên thế giới, hỗ trợ giải pháp đột phá cho THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH phù hợp quốc gia và xu hướng quốc tế. Đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư vào năng lượng tái tạo, giảm phát thải nhà kính, xây dựng hệ thống giao thông công cộng, giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên…
Tại Diễn đàn kinh tế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ tin tưởng Diễn đàn quy tụ được các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước, sẽ mang lại những nhận thức mới, những giải pháp hay, những bài học kinh nghiệm quý có thể giúp THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trong việc triển khai hiệu quả chủ trương, chiến lược và chính sách của Đảng, Chính phủ về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam ủng hộ và luôn đồng hành cùng Liên Hiệp quốc trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; tại COP 26 Thủ tướng Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ Việt Nam sẽ đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về Tăng trưởng xanh cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành với mục tiêu giảm phát thải, xanh hóa các lĩnh vực kinh tế và phát triển có tính bao trùm. Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, để thực hiện được các cam kết quốc tế cũng như triển khai hiệu quả các chủ trương lớn về phát triển bền vững, chỉ có nỗ lực hay quyết tâm chính trị vẫn chưa đủ mà cần sự thấu hiểu, ủng hộ và chung tay rộng rãi của người dân, sự sáng tạo và tham gia mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và địa phương, tính đồng bộ và hiệu quả của chính sách, đồng thời còn cần huy động một nguồn lực to lớn từ xã hội và các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Diễn đàn tập trung 3 vấn đề chính: Một là, trao đổi, học hỏi cùng tiến tới nhận thức chung để hành động. Hai là, tận dụng tốt cơ hội kết nối và hợp tác. Ba là, các hoạt động tiếp nối sau diễn đàn.
- Tuyên bố chung về thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH sẽ đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách, nghiên cứu trên các lĩnh vực ưu tiên đột phá của thành phố phù hợp với định hướng quốc gia và xu thế quốc tế.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH năm 2023 ngày 15/9, Phó chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Văn Hoan và ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đã trao bản Tuyên bố chung được ký giữa hai bên. Đây được xem là khởi đầu cho sự hợp tác, cam kết hỗ trợ của WEF với quá trình thực hiện tăng trưởng xanh của THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh Diễn đàn kinh tế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH sẽ tham gia vào hệ sinh thái của VEF một phần trong mạng lưới toàn cầu của WEF.
Phát biểu trực tuyến tại diễn đàn, giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm chủ tịch WEF, cho biết kể từ Diễn đàn Kinh tế giới lần thứ 50 tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ, nhiều hoạt động, sáng kiến được lãnh đạo các nước cùng chung tay thực hiện, cải thiện tình trạng của thế giới.
Ông Klaus Schwab đánh giá Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng trong định hướng giảm phát thải carbon. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH là 1 động lực phát triển vô cùng mạnh mẽ của cả nước. Bằng cách khai thác cuộc cách mạng 4.0, thúc đẩy các chiến lược đổi mới, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… sẽ thúc đẩy kinh tế xanh.
Theo ông Klaus Schwab, VEF sẽ hợp tác với THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH để thành lập Trung tâm quốc gia về cách mạng công nghiệp tại Việt Nam.
Trung tâm này sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trung tâm sẽ đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách, nghiên cứu các lĩnh vực ưu tiên đột phá của thành phố, phù hợp với định hướng quốc gia và xu thế quốc tế.
Qua đó huy động nguồn lực, vốn, hỗ trợ Chính phủ và doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0 tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH nói riêng, Việt Nam nói chung.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Văn Mãi cho biết ngay trong năm 2023, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH sẽ sớm hoàn thành Khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Thành phố cũng sẽ khẩn trương xây dựng Khung hành động với lộ trình cụ thể đối với mọi người gồm người dân, chính quyền, doanh nghiệp và sẽ áp dụng mô hình thí điểm (sandbox). Nhanh chóng đề xuất ban hành các quy chuẩn dựa trên các quy chuẩn, thông lệ quốc tế để có những khung chi phối từ sản xuất đến tiêu dùng, các yếu tố hỗ trợ phát triển xanh, dự kiến ban hành cuối năm nay để có thể thực thi từ đầu năm 2024. Đồng thời, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cũng sẽ nghiên cứu thêm các chính sách để đồng hành cùng quá trình chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh. Song song đó sẽ cùng triển khai kế hoạch để nâng cao nhận thức trong cộng đồng.
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vượt qua 3 thách thức để phát triển kinh tế số
Kinh tế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH phát triển rất tốt trong không gian cũ nhưng đã đến giới hạn, cần không gian mới để phát triển nhanh, mạnh
Ngày 7/9, Sở Thông tin và Truyền thông (THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ) cùng Báo Người Lao Động tổ chức hội thảo về thúc đẩy Kinh tế số THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH phát triển bền vững. Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ; PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ); nhà báo - tiến sĩ Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cùng chủ trì hội thảo.
Liên kết vùng, hình thành không gian lực kéo
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lâm Đình Thắng cho biết, Thành phố đang vào cuộc mạnh mẽ để triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố với tâm thế rất cao. Mục tiêu đưa THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trở lại quỹ đạo với tư cách là đơn vị dẫn đầu cả nước với mức tăng trưởng từ 2 con số trở lên.
Theo ông Thắng, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đã nỗ lực thực hiện rất nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế số trong thời gian qua. Tuy nhiên, thành phố đang gặp 3 thách thức lớn trong phát triển kinh tế số. Đó là nhận thức ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành còn chưa đầy đủ; phương pháp, công cụ đo lường cũng chưa thống nhất; các chính sách và nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhiều.
Giám đốc Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG mong muốn từ hội thảo nhận được nhiều góp ý, hiến kế từ các chuyên gia, DOANH NGHIỆP nhằm tìm ra nhiều giải pháp thiết thực thúc đẩy kinh tế số phát triển. "Hội thảo là bước khởi đầu. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH sẽ tổ chức nhiều chương trình hơn nữa để thúc đẩy kinh tế số phát triển nhanh hơn và sâu hơn, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của kinh tế Thành phố.”
PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Trần Minh Tuấn nhìn nhận 30 năm qua, thành phố đã phát triển rất tốt trong không gian cũ nhưng đã đến giới hạn và cần không gian phát triển mới. Kinh tế số sẽ mang lại không gian đó cho THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cần lực lượng sản xuất mới là công nghệ số, nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số, yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số và động lực mới là đổi mới sáng tạo số.
PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Trần Minh Tuấn cho rằng THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH nếu đứng một mình sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm 40% GRDP mà phải liên kết vùng, hình thành không gian lực kéo. Mô hình lực kéo không gian đô thị của THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đã hình thành bố cục lực kéo theo tầng tập trung vào các địa phương lân cận, lan tỏa rộng rãi và thúc đẩy sự phát triển kinh tế số của vùng. Cuối cùng là phát triển thành phố thành trung tâm bưu chính/logistics của khu vực và cả nước.
Cần giải pháp kinh tế số cho ngành trọng điểm, thu hút nhân tài, start-up
Góp ý cho hội thảo, PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Đặng Thị Việt Đức, Trưởng Khoa Tài chính - Kế toán, Trưởng Lab kinh tế số, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cho rằng để thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cần đánh giá, phân tích hằng năm để theo dõi, phát hiện vấn đề và đề xuất/ điều chỉnh giải pháp. Đồng thời xây dựng kịch bản phát triển kinh tế số tới năm 2025 và 2030 theo mục tiêu đã đặt ra để xem tính khả thi, từ đó đề xuất gói giải pháp phù hợp từng kịch bản. Ngoài ra, cần nghiên cứu kinh tế số và chuyển đổi số trong một số ngành trọng điểm của THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Trong khi đó, PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ Trần Hùng Sơn, Trường ĐH Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH), nhìn nhận ngành dịch vụ sẽ có đóng góp đáng kể cho kinh tế số thành phố. Do vậy, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, kinh tế số. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc, đó là chính sách nào để thúc đẩy đào tạo nhân lực số cho các ngành nghề ưu tiên phát triển kinh tế số.
Làm thế nào để khuyến khích sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng lao động để tăng cường đào tạo nhân lực số, kỹ năng số cho người lao động? Mặt khác, tỉ lệ DOANH NGHIỆP ứng dụng công nghệ số vẫn còn thấp nên thành phố cần có chính sách khuyến khích các DOANH NGHIỆP ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ông Alex Phan, đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cũng chỉ ra 2 điểm nghẽn trong phát triển kinh tế số của THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH là nguồn lực con người và tài chính. Để giải quyết những điểm nghẽn này, ông đề xuất Thành phố có chính sách thu hút thêm nhiều nhân tài, nhân lực trẻ trong lĩnh vực công nghệ. Cũng như cần có nguồn quỹ để tài trợ cho các start-up lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Sẵn sàng thí điểm chính sách mới
Về mặt chính sách, ông Võ Minh Thành, Phó Giám đốc Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG , cho hay từ năm 2020, thành phố đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH và đặt ra mục tiêu đến năm 2030 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các DOANH NGHIỆP số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số.
Theo ông Thành, thời gian tới, thành phố sẽ đẩy mạnh 7 nhóm giải pháp. Thứ nhất, truyền thông, nâng cao nhận thức về chuyển đối số. Thứ hai, phát triển hạ tầng số, trong đó phát triển hạ tầng internet tốc độ cao và mạng viễn thông. Cụ thể, hạ tầng cáp quang internet băng rộng đến 100% xã, phường; hạ tầng di động 3G, 4G được phủ khắp thành phố. Thứ ba, xây dựng chính quyền số. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Thành phố tập trung cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến nhu cầu bức thiết của người dân, DOANH NGHIỆP để tập trung cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Thứ tư, phát huy sứ mệnh của các DOANH NGHIỆP công nghệ số. Đây không chỉ phát triển cho bản thân DOANH NGHIỆP, ngành công nghệ thông tin mà còn thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển kinh tế số của các DOANH NGHIỆP khác. Thứ năm, truyền thông, giới thiệu, tôn vinh sản phẩm công nghệ số.
Thứ sáu, triển khai đồng bộ kinh tế số với các chương trình của THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, như hỗ trợ phát triển DOANH NGHIỆP và sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông; đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố sẽ hỗ trợ DOANH NGHIỆP khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, DOANH NGHIỆP nhỏ và vừa...… Thứ bảy, thành phố phát triển hệ thống dữ liệu về người dân, DOANH NGHIỆP và quản lý. Qua đó khai thác dữ liệu dùng chung THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH và mục tiêu lớn hơn là chia sẻ dữ liệu này cho khối tư nhân, qua đó thúc đẩy kinh tế số.
Phó Giám đốc Sở TT&-TT cũng cho biết trong Nghị quyết 98 có hỗ trợ chính sách cho DOANH NGHIỆP thực hiện đổi mới sáng tạo. Đây là nội dung mới để thành phố nghiên cứu và tham khảo trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ các DOANH NGHIỆP lĩnh vực đổi mới sáng tạo phát triển.
Cuối buổi hội thảo, Giám đốc Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lâm Đình Thắng nhìn nhận: Kinh tế số là lĩnh vực rất mới nên trong quá trình trao đổi có nhiều ý kiến, thậm chí trái chiều nhau là bình thường, giúp làm vỡ ra nhiều vấn đề.
Ông Thắng cho biết có 3 nội dung. Một, tìm ra giải pháp về chính sách, hoạt động thực tiễn, công nghệ... Từ đó, thúc đẩy kinh tế số Thành phố phát triển một cách nhanh, bền vững và làm sao để kinh tế số lan tỏa, chính sách của nhà nước đi vào thực tiễn. Hai, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH sẵn sàng thí điểm những chính sách mới của ngành THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG hoặc trên lĩnh vực kinh tế số. Sở THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp, từ đó đề xuất lãnh đạo Thành phố có những chính sách thử nghiệm về lĩnh vực này. Ba, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH không bó hẹp trong vài DOANH NGHIỆP lớn hoặc DOANH NGHIỆP chuyên trách để thực hiện kinh tế số mà càng nhiều DOANH NGHIỆP tham gia càng tốt. Nếu DOANH NGHIỆP có giải pháp, ý tưởng, sáng kiến, sSở sẵn sàng kết nối để phát triển sự nghiệp chung.
Phần 3: MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH có Trung tâm Hành chính công đầu tiên ở THÀNH PHỐ Thủ Đức
Ngày 19/9, tại kỳ hop họp thứ 11 (kỳ họp chuyên đề), đại biểu HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH khóa X đã thông qua Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Thủ Đức và Nghị quyết về cơ cấu tổ chức bộ máy của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Thủ Đức.
Theo quyết nghị, cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính trực thuộc ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Thủ Đức giữ nguyên 8 cơ quan chuyên môn theo Nghị định 37/2014 như hiện nay, gồm: Văn phòng HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN và ỦY BAN NHÂN DÂN , Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Thanh tra, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Đồng thời, tổ chức lại và đổi tên 5 cơ quan chuyên môn do chuyển chức năng, nhiệm vụ qua lại với nhau, bao gồm: Phòng Tài chính;, Phòng Kinh tế - Kế hoạch và Đầu tư;, Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch;, Phòng Khoa học - Công nghệ và Thông tin;, Phòng Quy hoạch - Xây dựng.
Bên cạnh đó, thành lập 3 tổ chức hành chính mới trực thuộc ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ Thủ Đức. Đó là Phòng Giao thông công chính tiếp nhận chức năng giao thông vận tải, quản lý hạ tầng từ Phòng Quản lý đô thị. Thanh tra Xây dựng được hình thành trên cơ sở tiếp nhận chức năng từ Đội Thanh tra địa bàn THÀNH PHỐ Thủ Đức trực thuộc Thanh tra Sở Xây dựng và Đội Quản lý trật tự đô thị từ Phòng Quản lý đô thị.
Trung tâm Phục vụ Hành chính công thực hiện chức năng tiếp nhận và trả kết quả, trực tiếp tiếp nhận và giải quyết một số thủ tục hành chính. Trung tâm có Giám đốc, các phó giám đốc, các bộ phận và công chức làm việc tại đây. Trung tâm Hành chính công có 3 bộ phận, gồm: Tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính; Kiểm tra, giám sát và Hành chính – tổng hợp.
THÀNH PHỐ Thủ Đức là địa phương cấp huyện đầu tiên của THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH có mô hình Trung tâm Hành chính công. Với việc tổ chức lại, lập thêm các tổ chức hành chính mới, ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Thủ Đức có 16 phòng chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước, nhiều hơn 6 phòng so với quy định chung của ỦY BAN NHÂN DÂNcấp huyện.
Đối với Nghị quyết về cơ cấu tổ chức bộ máy của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Thủ Đức. Theo quyết nghị, giữ nguyên các đơn vị như hiện nay. Cụ thể là cơ sở giáo dục phổ thông cấp mầm non, tiểu học, TRUNG HỌC CƠ SỞ, cơ sở giáo dục chuyên biệt Thảo Điền; Trường Trung cấp Đông Sài Gòn; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên; Trung tâm Y tế; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. Đồng thời, thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất trên cơ sở tổ chức lại Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng THÀNH PHỐ Thủ Đức; sáp nhập Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thể dục thể thao thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao.
- Quận 5: Bàn giải pháp nâng cao công tác chuyển đổi số trong các hoạt động của Đoàn
Sáng 16/9, Ban Thường vụ Quận Đoàn Quận 5 (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Quận Đoàn quận Ninh Kiều (THÀNH PHỐ Cần Thơ), Thành Đoàn THÀNH PHỐ Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Thành Đoàn THÀNH PHỐ Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long), Thành đoàn THÀNH PHỐ Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) và Thành đoàn THÀNH PHỐ Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) phối hợp tổ chức Tọa đàm "Giải pháp nâng cao công tác chuyển đổi số trong các hoạt động của Đoàn" năm 2023 và ký kết Chương trình phối hợp hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn 2023 - 2027.
Đến tham dự chương trình có các đồng chí: Lê Phú Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Thành Đoàn THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH; Huỳnh Ngọc Nữ Phương Hồng, Bí thư Quận ủy Quận 5; Trịnh Văn Lợi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân THÀNH PHỐ Mỹ Tho; Hồ Thị Trúc Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Quận ủy Quận 5; Nguyễn Văn Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam THÀNH PHỐ Vĩnh Long; Trương Minh Trí, Quận ủy viên, Phó Trưởng Ban Dân vận Quận ủy quận Ninh Kiều.
Tại chương trình, đại biểu được nghe các tham luận, các ý kiến trong việc nâng cao chất lượng công tác chuyển đổi số trong các hoạt động của Đoàn, các giải pháp hiệu quả góp phần cụ thể hóa và thực hiện thành công chủ đề công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2023 gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong việc tham gia xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, góp phần thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.
Trong khuôn khổ chương trình, Ban Thường vụ Quận Đoàn 5 tổ chức Lễ ký kết phối hợp với các đơn vị trong giai đoạn 2023 – 2027.
Đây là hoạt động nhằm tạo cơ chế phối hợp vững chắc và hiệu quả giữa Quận Đoàn Quận 5, Quận Đoàn THÀNH PHỐ Ninh Kiều, Thành đoàn THÀNH PHỐ Mỹ Tho, Thành Đoàn THÀNH PHỐ Vĩnh Long, Thành đoàn THÀNH PHỐ Rạch Giá và Thành đoàn THÀNH PHỐ Cao Lãnh nhằm triển khai thực hiện thành công chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới.
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH triển khai Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân
Ngày 30/8, Sở Y tế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cho biết, chính thức triển khai Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn quận, huyện.
Theo Sở Y tế Thành phố, nhằm đánh giá khách quan kết quả hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn quận, huyện, THÀNH PHỐ Thủ Đức, Sở Y tế Thành phố xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn quận, huyện. Đây là bộ tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả đầu ra trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân trên địa bàn quận, huyện. Tổng cộng có 30 tiêu chí thuộc 8 nhóm.
Theo kế hoạch, từ năm 2023, Sở Y tế sẽ áp dụng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân của các quận, huyện, THÀNH PHỐ Thủ Đức. Hàng năm, căn cứ vào chủ đề năm do ỦY BAN NHÂN DÂNThành phố ban hành, cùng với những yêu cầu của ngành y tế xuất phát từ thực tiễn của công tác chăm sóc sức khoẻ, Sở Y tế sẽ xem xét cập nhật thang điểm và công bố trong quý 2 hằng năm (nếu có cập nhật).
- Xây dựng các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm đạt hiệu quả cao
Chiều 31/8, Sở Khoa học và Công nghệ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH tổ chức sự kiện kết nối sáng tạo tháng 8/2023 với chủ đề: “Các giải pháp xây dựng, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm”.
Phát biểu tại chương trình, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Huệ cho biết, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đã ban hành kế hoạch triển khai Quyết định này, trong đó đặt ra 4 nhiệm vụ.
Một trong những nhiệm vụ là xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH có khả năng kết nối thông tin với các hệ thống truy xuất nguồn gốc tại doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và kết nối đến Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cũng đã ban hành Quyết định số 1383/QĐ-UBND về phê duyệt danh mục sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố.
Tại chương trình, một số đại biểu đã đề xuất một số yêu cầu đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn Thành phố; trong đó, cần tuân thủ, đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc, các quy định pháp luật liên quan. Cùng với đó là áp dụng công nghệ mới, tiên tiến phù hợp xu thế trong nước và thế giới (Blockchain, Al, IoT, Big data…). Thông tin khai báo theo thời gian thực, đảm bảo tính bảo mật, an toàn dữ liệu và không thay đổi được thông tin truy xuất nguồn gốc; đồng thời, có khả năng nâng cấp, tích hợp linh hoạt, kết nối thông tin với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp, kết nối đến Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia. Giao diện thân thiện và dễ sử dụng để người dùng có thể dễ dàng thao tác và nhập dữ liệu.
Một trong những yêu cầu khác là có chức năng cảnh báo nguy cơ (đối với các trường hợp các sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, theo thông tin cảnh báo trong nước hoặc quốc tế). Dữ liệu truy xuất nguồn gốc được sở hữu, quản lý và lưu giữ tại Thành phố.
Phần 4: VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI
1. Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 của Bộ Nội vụ hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử.
2. Thông tư số 09/2023/TT-BTNMT ngày 14/9/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi một số điều của các thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu và giấy tờ liên quan khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên nước.
3. Quyết định số 62/QĐ-TCTCCTTHC ngày 18/9/2023 của Tổ trưởng Tổ Công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hoạt động 4 tháng cuối năm 2023 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
4. Quyết định số 51/QĐ-TCTCCTTHC ngày 30/8/2023 của Tổ trưởng Tổ Công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
5. Quyết định số 1817/QĐ-BTTTT ngày xx21/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
6. Quyết định số 1721/QĐ-BTTTT ngày 06/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi số và hoạt động Ban chỉ đạo Chuyển đổi số và An toàn, An ninh mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2023
7. Quyết định số 1580/QĐ-BTTTT ngày 21/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số năm 2023.
8. Quyết định số 1499/QĐ-BTTTT ngày 14/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục An toàn thông tin.
9. Quyết định số 4211/QĐ-UBND ngày 20/9/2023 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
10. Thông báo số 372/TB-VPCP ngày 11/9/2023 của Văn phòng Chính phủ: Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp thứ nhất của Tổ công tác ngày 08 tháng 9 năm 2023.