Quỹ Phát triển KHCN sử dụng hiệu quả cho chuyển đổi số - Quỹ Phát triển KHCN sử dụng hiệu quả cho chuyển đổi số - Chuyển đổi số
- TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
- Tin tức tổng hợp
- xem chi tiết
- Quỹ Phát triển KHCN sử dụng hiệu quả cho chuyển đổi số
Trong thời gian qua, Quỹ Phát triển khoa học - công nghệ (gọi tắt là Quỹ KHCN) của doanh nghiệp (DN) đã được thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Để việc sử dụng Quỹ KH-CN phát huy hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí, cần tháo gỡ một số hạn chế, bất cập về thủ tục, quy trình.
Quỹ KH-CN là nguồn lực đáng kể đầu tư cho phát triển KH-CN của DN cũng như của xã hội, song sự phát triển về số lượng DN xây dựng quỹ cũng như sử dụng quỹ hiệu quả còn khiêm tốn. Năm 2017, trên địa bàn TP.HCM có 113 DN thành lập Quỹ KH-CN, trong đó 80 DN đã trích lập quỹ với tổng số tiền 1.903 tỷ đồng, nhưng chỉ sử dụng 384 tỷ đồng. Trước đó, năm 2015, chỉ có 98 DN báo cáo đã thành lập quỹ (74 đơn vị là DN nhà nước) với tổng cộng 489 tỷ đồng; số DN sử dụng quỹ là 26 và mới sử dụng hết 168 tỷ đồng…
Theo Sở KHCN TP.HCM, thành phố hiện có 79 DN nhà nước và 45 DN ngoài nhà nước thành lập Quỹ KHCN; trong đó có 44 DN sản xuất và 80 DN thương mại dịch vụ. Tổng số tiền trích lập quỹ là 4.400 tỷ đồng, nhưng đến nay số tiền sử dụng quỹ mới đạt 1.353 tỷ đồng, chiếm 30,7%.
Trước thực tế trên, ngày 31/5/2022, Bộ KHCN đã ban hành Thông tư 05/2022, hướng dẫn sử dụng Quỹ KHCN của DN (có hiệu lực từ ngày 01/06/2022), đưa ra những hướng dẫn, quy chuẩn chung cho DN để xây dựng, khai thác và sử dụng nguồn quỹ hiệu quả. Tuy nhiên, Quỹ KHCN của DN vẫn còn nhiều hạn chế, việc giải ngân quỹ còn thấp, chưa hiệu quả.
|
Theo ông Phan Quốc Tuấn, Phó Trưởng phòng Quản lý công nghệ (Sở KHCN TP.HCM), một số DN thành lập Quỹ KHCN chỉ thực hiện kê khai, báo cáo đối với cơ quan quản lý thuế và không gửi quyết định thành lập đến Sở KHCN theo quy định của Thông tư 05/2022; DN chưa mạnh dạn trích sử dụng Quỹ KHCN do vẫn chưa nắm được thủ tục thanh quyết toán tài chính khi sử dụng quỹ…
Ông Hoàng Xuân Nam, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, việc trích lập Quỹ KHCN là chính sách tốt của Nhà nước nhằm hỗ trợ các DN nâng cao năng lực công nghệ. DN thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ KHCN, trong đó DN Nhà nước phải trích từ 3-10%. Trường hợp trong năm, nhu cầu sử dụng cho hoạt động KHCN vượt quá số tiền hiện có thì được ứng trước quỹ của các năm tiếp theo hoặc tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế. Nếu sử dụng không hết, DN Nhà nước phải nộp về Quỹ KHCN quốc gia, bộ, địa phương, tối thiểu bằng 20% số quỹ đã trích lập không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% số quỹ đã trích lập, kể cả nhận điều chuyển.
|
Theo Điều 35 Luật Chuyển giao công nghệ, DN được sử dụng Quỹ KHCN của DN để đầu tư, đối ứng vốn, nhận vốn đối ứng đầu tư cho đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KHCN, khởi nghiệp sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ… Những khoản chi từ Quỹ KHCN phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Khoản chi từ quỹ không được trừ chi phí khi tính thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế; trích lập và sử dụng quỹ theo nguyên tắc tiền trích trước thì sử dụng trước.
TPHCM nhận hồ sơ tham dự Giải thưởng sáng tạo trên lĩnh vực Phát triển kinh tế đến trước 31/3/2023
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có văn bản số 8919 về tham dự Giải thưởng sáng tạo TP.HCM lần 3 năm 2023 lĩnh vực Phát triển kinh tế. Hồ sơ tham dự gửi về Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư, số 32 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM trước ngày 31/3/2023.
Với thang điểm 100 điểm gồm 3 tiêu chí: tính sáng tạo (40 điểm), tính hiệu quả (40 điểm) và tác động xã hội (20 điểm), giải Nhất sẽ có mức thưởng 200 triệu đồng, giải Nhì có mức thưởng 150 triệu đồng, giải Ba có mức thưởng 100 triệu đồng.
Ban biên tập